Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Từng bước đổi mới tư duy, cách làm của cán bộ thanh tra

Thứ sáu, 22/06/2012 - 14:21

(Thanh tra)- Chương trình “Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đến năm 2014” - Chương trình POSCIS được thực hiện từ năm 2009 - 2014 với tổng số vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) là 12,83 triệu USD từ 4 nhà tài trợ gồm: Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan và Canada.

Ông Thái Sinh, Chánh Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh

Toàn chương trình có 10 dự án hợp phần (DAHP) gồm: Thanh tra Chính phủ (TTCP); thanh tra các bộ: Tài chính, Công an, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư; Thanh tra các tỉnh: Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Bình Dương, Kiên Giang và TP Hồ Chí Minh. Trong đó, TTCP vừa là cơ quan chủ quản Chương trình, vừa là một DAHP, giữ vai trò điều phối việc triển khai thực hiện của các DAHP nhằm đạt được các mục tiêu chung của Chương trình, tập trung trên 3 lĩnh vực: Thanh tra; giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Sau hơn một nửa chặng đường, Chương trình ngày càng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ ngành Thanh tra thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, từng bước chuyên nghiệp, hiện đại và có đủ năng lực thực hiện thành công các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao trong lĩnh vực thanh tra; giải quyết KN,TC và PCTN.

Trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, đã hỗ trợ xây dựng và ban hành Luật Thanh tra, Luật KN, Luật TC và các nghị định hướng dẫn; các Nghị định sửa đổi Nghị định 100/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007, Nghị định 65/2008/NĐ-CP ngày 20/5/2008; hiện đang hỗ trợ rà soát sửa đổi Luật PCTN; hỗ trợ công tác cải cách thủ tục hành chính, thông tin, báo cáo, công khai, minh bạch; công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của ngành; công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, thực hiện theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại... Đồng thời, đã có tác động thúc đẩy sự phát triển của ngành Thanh tra một cách toàn diện. Đội ngũ cán bộ đã có sự thay đổi cơ bản về mặt nhận thức khi tiếp cận với các quy trình, phương pháp mới; từng bước đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm. Đây là ý nghĩa quan trọng và sâu sắc mà Chương trình đem lại.

Thời gian tới, nhằm sử dụng hiệu quả hơn nữa những kết quả, sản phẩm mà Chương trình đã xây dựng, Ban Quản lý các Dự án sẽ tiếp tục phối hợp với các DAHP lựa chọn các quy trình nghiệp vụ, sản phẩm đầu ra tốt để phổ biến nhân rộng trong toàn ngành Thanh tra.

Ông Nguyễn Hồng Giang, Vụ trưởng - Giám đốc Ban Quản lý các Dự án hợp tác phát triển tăng cường năng lực ngành Thanh tra: Đây là lần đầu tiên ngành Thanh tra tiếp cận với một Chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật có tính phức tạp cao, trong khi kinh nghiệm quản lý, điều hành còn thiếu, đội ngũ cán bộ làm công tác dự án phần lớn được điều động từ lĩnh vực thanh tra sang làm kiêm nhiệm nên còn thiếu tính chuyên nghiệp. Ban Quản lý các Dự án đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về nghiệp vụ quản lý dự án, quản lý tài chính và trình tự, thủ tục mua sắm, giải ngân cho toàn Chương trình.

Lễ ký kết đồng tài trợ Chương trình POSCIS

Đến nay, việc thực hiện Chương trình đã có sự chuyển biến rõ nét, từng bước hạn chế, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được nhà tài trợ đánh giá cao.

Ông Thái Sinh, Chánh Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh: Hợp phần Thanh tra Hà Tĩnh cơ bản đã triển khai thực hiện các hoạt động, đầu ra của dự án bảo đảm theo tiến độ, kế hoạch. Nhiều văn bản về thể chế, quy định trong công tác thanh tra được xây dựng có chất lượng đáp ứng yêu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện có hiệu quả.

Một số sản phẩm được TTCP, các nhà tài trợ ghi nhận, đánh giá cao, đề nghị nhân rộng như: Các mô hình “tổ công tác thực hiện các đầu ra”, “tiếp dân một đầu mối”, “Hội đồng Tư vấn giải quyết KN,TC”; Cổng Thông tin điện tử của ngành Thanh tra Hà Tĩnh (http://thanhtrahatinh.gov.vn).

Ông Jan-Olov Agrell, Cố vấn Trưởng của Chương trình POSCIS: Chương trình đã được cải thiện trong quản lý, điều hành nên chúng ta hoàn toàn có thể đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả hơn.

Trong báo cáo đánh giá giữa kỳ tới đây, chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành những thay đổi cần thiết giúp Chương trình được hoạt động tốt hơn.

Thách thức quan trọng còn lại cho những năm tiếp theo là làm cách nào để Chương trình có thể được lan tỏa trong toàn ngành Thanh tra. Tôi hy vọng các cơ quan, đơn vị trong ngành Thanh tra sẽ học tập các kinh nghiệm từ Chương trình POSCIS để giúp cho toàn ngành hoạt động hiệu quả hơn.

Mạnh Đạt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm