Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/04/2012 - 14:06
(Thanh tra)- Báo Thanh tra ngày 3/4/2012 có bài: “Hậu Festival Trà và chuyện nhập nhèm trong quản lý, thu hồi đất”, phản ánh việc UBND huyện Đại Từ và UBND tỉnh Thái Nguyên đã “bỏ quên” nhiều quy trình khi tiến hành thu hồi đất để xây dựng dự án (D.A) bến tàu phục vụ Festival Trà Thái Nguyên.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ (người đứng ngoài cùng bên phải) trong cuộc cưỡng chế mà lãnh đạo huyện khẳng định với Báo Thanh tra là “không hay biết gì”
>> Hậu Festival Trà và chuyện nhập nhèm trong quản lý, thu hồi đất
Bất ngờ cưỡng chế
Như chúng tôi đã đề cập ở bài viết trước, năm 2005, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 462/QĐ-UB thu hồi một phần diện tích thuộc khu vực đồi FAO (trước đó được Thủ tướng Chính phủ giao cho Trạm Thủy sản Hồ Núi Cốc quản lý) để xây dựng D.A nhà khách của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, sau 6 năm, D.A này không thể triển khai vì không có kinh phí. Trạm Thủy sản Hồ Núi Cốc vẫn tiếp tục quản lý, sử dụng phần đất kể trên.
“Đùng một cái”, các hộ dân được mời làm thủ tục kê khai về đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ D.A xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình phục vụ Festival Trà Quốc tế Thái Nguyên. Điều đáng nói, trong khi các hộ dân còn chưa nhận được tiền đền bù về đất, tài sản trên đất… thì chủ đầu tư D.A là Doanh nghiệp tư nhân Anh Thắng đã tiến hành cưỡng chế phá dỡ.
Về việc cưỡng chế, đại diện lãnh đạo huyện Đại Từ khẳng định với PV Báo Thanh tra là không hay biết gì! Tuy nhiên, băng ghi hình của đồng nghiệp chúng tôi tại Đài Truyền hình Thái Nguyên cho thấy, ông Trương Mạnh Kiểm, Phó Chủ tịch UBND huyện có tham dự cuộc cưỡng chế này.
Sau khi phát hành, Báo Thanh tra liên tiếp nhận thêm nhiều đơn thư của các hộ dân tại khu vực đồi FAO cũng thuộc diện bị thu hồi đất để xây dựng D.A bến tàu phục vụ Festival Trà Thái Nguyên.
Ông Đỗ Quốc San, trú xóm Tân Lập, xã Tân Thái bức xúc: Ngày 12/8/2011, UBND huyện Đại Từ ra Thông báo số 141/UBND-TNMT giải tỏa tất cả công trình xây dựng trái phép của 12 hộ dân, dùng mặt bằng xây dựng D.A bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc. Thời gian phải hoàn thành trả lại mặt bằng chậm nhất vào ngày 31/8/2011. Thời gian kiểm kê từ ngày 15/8/2011, hoàn thành xong trước ngày 22/8/2011.
Nhận được thông báo "khẩn cấp" này, người dân hết sức bất ngờ và bức xúc. Bởi chỉ vẻn vẹn 15 ngày, trong khi vừa phải tháo dỡ toàn bộ công trình, di chuyển đồ đạc, rồi “bầu đoàn thê tử” ra khỏi nơi sinh sống, không được bồi thường, chỉ được hỗ trợ 25% công phá dỡ công trình. “Việc chúng tôi chỉ nhận được số tiền hỗ trợ là 25% giá trị tài sản để di dời là do chính quyền địa phương xã Tân Thái đã báo sai nguồn gốc đất. Chính quyền xã và huyện cho rằng, đất của chúng tôi là đất lấn chiếm của Trạm Thủy sản Hồ Núi Cốc”, ông San nói.
Tuy nhiên, theo tài liệu, giấy tờ các hộ cung cấp cho PV, 3 trong số 12 hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là ông Đỗ Quốc Minh, Bùi Ngọc Tuyển và bà Lê Thanh Năm. Nguồn gốc đất của số hộ còn lại đều rõ ràng: Mua lại của ông Đỗ Quốc Minh, giấy tờ mua bán dấu của UBND xã Tân Thái từ năm 2001 và đều nộp tiền sử dụng đất đầy đủ từ 2001 đến nay. Đồng thời, các hộ dân đều làm dịch vụ kinh doanh ổn định và có 2 hộ chăn nuôi cá lồng đạt hiệu quả cao (thuộc mô hình nuôi cá lồng mẫu của huyện Đại Từ).
Ông San cho biết, khi Nhà nước có nhu cầu thu hồi đất để sử dụng vào các công trình công ích thì các hộ dân sẵn sàng di dời. Tuy nhiên, việc thu hồi, đền bù phải đúng quy định của pháp luật và phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân.
Phó Chủ tịch UBND huyện lập lờ “đất sạch”
Điểm bất thường lớn nhất khi chúng tôi tiếp cận hồ sơ vụ việc là các văn bản do Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ Trương Mạnh Kiểm thực hiện trong suốt quá trình thực hiện GPMB.
Ngày 7/7/2010, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 1567/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Trạm Thủy sản Núi Cốc để giao cho UBND huyện Đại Từ quản lý theo qui hoạch. Tại quyết định này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Viết Thuần giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng UBND huyện Đại Từ, Trung tâm Thủy sản Thái Nguyên, Trạm Thủy sản Núi Cốc, UBND xã Tân Thái đến tại thực địa làm đầy đủ các thủ tục thu hồi đất, bàn giao theo các qui định của pháp luật.
Sau quyết định này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và phát hiện việc chuyển giao hợp đồng giữa Trạm Thủy sản Núi Cốc với ông Tiệu Văn Hồng. Đồng thời khẳng định, đến thời điểm này mới bàn giao Quyết định 462 của UBND tỉnh Thái Nguyên (năm 2005, về việc thu hồi diện tích đồi FAO cho Văn phòng UBND tỉnh xây dựng nhà khách) cho Trạm Thủy sản Núi Cốc. Đương nhiên, diện tích đất này chưa được GPMB, đền bù theo các qui định của pháp luật.
Rõ ràng là vậy, nhưng với cương vị người phụ trách trực tiếp, ông Trương Mạnh Kiểm lại “phán” không chấp nhận hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Toàn và Trạm Thủy sản Núi Cốc. Các hộ dân chỉ được bồi thường về cây trồng.
Về tài sản và các công trình xây dựng trên đất (Nhà FAO), đã được thanh lý thu hồi, do đó không được bồi thường; yêu cầu các hộ có tài sản phải tự tháo dỡ. Về đất: Không đủ điều kiện được bồi thường và hỗ trợ.
Không hiểu, căn cứ vào đâu để ông Kiểm có thể khẳng định diện tích đất đồi FAO đã là “đất sạch”, trong khi trên thực tế, D.A này chưa được triển khai, các khâu bồi thường GPMB chưa được thực hiện? Việc UBND huyện Đại Từ “ngó lơ” khâu quản lý hành chính Nhà nước, để các cá nhân chuyển nhượng, xây dựng, sản xuất rồi khẳng định họ làm trái để “phủi tay” trong bồi thường có đúng các qui định Nhà nước? Dư luận đang trông đợi cách phân biệt rõ ràng của lãnh đạo huyện này khi xác định đối tượng thụ hưởng đền bù diện tích đất đồi FAO. Bởi lẽ, hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Hồng và Trạm Thủy sản Núi Cốc có thể là vô hiệu nhưng không thể vì thế mà biến toàn bộ diện tích đất thuộc D.A treo theo Quyết định 462 thành đất sạch để không chi trả bồi thường như cách lãnh đạo huyện này đang làm.
Làm việc với chúng tôi, ông Nhữ Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định: UBND tỉnh đang giao cho huyện Đại Từ rà soát lại toàn bộ qui trình GPMB để thực hiện D.A đầu tư xây dựng bến tàu du lịch hồ Núi Cốc và khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng ăn uống và khu neo đậu tàu, trạm sửa chữa bảo dưỡng tàu. Toàn bộ qui trình này sẽ được UBND tỉnh đôn đốc để thực hiện đúng các qui định của pháp luật.
Ông Nguyễn Anh Thắng, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Anh Thắng cũng khẳng định: Là đơn vị được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 17121000062 cho D.A đầu tư xây dựng bến tàu du lịch Núi Cốc, Cty đã thực hiện đúng chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện. Cty đã chuyển trên 3 tỷ đồng phục vụ công tác bồi thường GPMB. Mong muốn lớn nhất của Cty là các hộ dân sớm thực hiện chủ trương GPMB, ổn định ở nơi tái định cư.
Vì sao có chuyện “tréo ngoe” giữa chủ đầu tư, cơ quan quản lý trực tiếp là UBND huyện Đại Từ và người sử dụng đất? Vì sao chưa tìm được tiếng nói đồng thuận trong một D.A không phải là lớn trên địa bàn? Và, vì sao những lá đơn của các hộ dân vẫn rơi vào im lặng? Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển tải đến bạn đọc các thông tin liên quan.
K.Linh - Đ.Quế
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024(Thanh tra) - Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Nam Dũng
16:00 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng