Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ cuối: Gỡ vướng về thẩm quyền thanh tra doanh nghiệp

Thứ sáu, 16/11/2012 - 09:21

(Thanh tra)- Theo quy định của Luật Thanh tra, Thanh tra Chính phủ (TTCP) ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) do Thủ tướng Chính phủ thành lập, thanh tra bộ ra quyết định thanh tra đối với DNNN do bộ trưởng thành lập và thanh tra tỉnh ra quyết định thanh tra đối với DNNN do chủ tịch UBND tỉnh thành lập.

Kỳ I: Gỡ vướng về tổ chức, biên chế

Địa phương không được thanh tra doanh nghiệp Trung ương

Việc xác định thẩm quyền thanh tra đối với DNNN là rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế, khi ra quyết định thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý, chánh thanh tra các cấp, các ngành vẫn gặp phải những vướng mắc khó khăn đối với DN do Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng thành lập đóng tại địa phương, cho dù phát hiện DN đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Thậm chí có trường hợp DN do Trung ương thành lập vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, lao động, bảo hiểm, môi trường… thuộc quyền quản lý của địa phương nhưng thanh tra tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh cũng không ra quyết định thanh tra vì sợ vi phạm về thẩm quyền thanh tra đối với DNNN theo quy định của luật.

Chính vì vậy, cần hướng dẫn cụ thể phân định rõ thẩm quyền, phạm vi thanh tra của thanh tra bộ với thanh tra tỉnh, thanh tra tỉnh với thanh tra sở khi tiến hành thanh tra DNNN.

Khó trong xử lý sau thanh tra

Để thực hiện tốt công tác xử lý sau thanh tra, luật quy định rất nhiều điểm mới, nhưng vẫn chưa có hướng dẫn. Như trong trường hợp phát hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra không chính xác, không hợp pháp thì các cơ quan thanh tra cũng chưa biết xử lý theo trình tự nào. Vì thủ tục xử lý sau thanh tra chưa có quy định, trách nhiệm chuyển hồ sơ thanh tra như thế nào, việc kiểm tra quyết định, kết luận phải tuân theo trình tự, thủ tục nào, hay có tiến hành như một cuộc thanh tra nữa hay không?

Đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra, luật quy định người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định của luật trong việc yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra là rất khó khăn. Để thực hiện được quyền này, trong hoạt động thanh tra, cũng cần phải có văn bản hướng dẫn giữa TTCP và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm kết quả thu hồi sai phạm kinh tế sau thanh tra đạt tỷ lệ thấp.

Không khả thi trong nghiệp vụ

Ngoài ra, một số quy định trong luật rất khó áp dụng trên thực tế, như: Việc thanh tra lại, có rất ít cơ quan thanh tra áp dụng vì nhiều nội dung thanh tra, phạm vi thanh tra, đối tượng của thanh tra lại, giá trị pháp lý của kết luận thanh tra chưa được hướng dẫn cụ thể. Việc giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, nhật ký đoàn thanh tra cũng khó khăn do số lượng biên chế của các cơ quan thanh tra còn hạn chế, trong khi cùng thời điểm phải tổ chức nhiều đoàn thanh tra; thậm chí là hình thức khi trưởng đoàn thanh tra là chánh thanh tra. Đối với nhật ký đoàn thanh tra, đặc thù của hoạt động thanh tra được chia thành các tổ, nhóm làm việc độc lập với trưởng đoàn thanh tra, trong khi đó sổ nhật ký chỉ có một và do trưởng đoàn thanh tra quản lý nên cũng khó ghi sổ nhật ký, làm mất nhiều thời gian của trưởng đoàn.

Về thời hạn ban hành báo cáo thanh tra và kết luận thanh tra, luật quy định chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra. Quy định này không khả thi và trên thực tế hiếm khi được thực hiện đúng.

Đề cập về các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, bất cập nêu trên, ông Đỗ Gia Thư, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TTCP cho biết: “Những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị khi triển khai Luật Thanh tra, chúng tôi đã nắm bắt, báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo TTCP tập trung chỉ đạo sớm giải quyết, khắc phục. Đây cũng là một trong các nội dung được TTCP đưa vào chương trình của hội nghị tổng kết công tác ngành năm 2012”.

Cũng theo ông Đỗ Gia Thư, ngoài 4 nghị định hướng dẫn thi hành luật đã được ban hành, hiện TTCP đang tập trung xây dựng 9 thông tư, hướng dẫn về trưng cầu giám định, phong tỏa tài khoản, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của thanh tra cấp tỉnh, việc theo dõi, kiểm tra và đôn đốc xử lý sau thanh tra, quy trình thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, quy định về hoạt động của đoàn thanh tra, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, quy định về mẫu biểu.

Liên quan tới công tác thanh tra chuyên ngành, TTCP đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan để có hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền. Trường hợp thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì sẽ có báo cáo để sớm có Nghị định quy định chi tiết.

Vi Sa

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm