Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về GTVT

Thứ ba, 22/02/2011 - 16:31

(Thanh tra)- Năm 2010, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tiến hành 68.650 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện, lập biên bản 86.377 vụ vi phạm; xử phạt 70,671 vụ với số tiền là gần 66 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động 389 bến, 408 phương tiện thủy không bảo đảm an toàn. Thông tin về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thanh tra, ông Nguyễn Xuân Hào, Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết:

- Chúng tôi đã tiến hành tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) bằng nhiều hình thức, tổ chức 1.832 đợt tuyên truyền nơi công cộng. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã in, phát 263.286 tài liệu, tờ rơi, dán áp phích tài liệu tại các nơi công cộng phục vụ tuyên truyền.
        
Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra và bảo đảm trật tự ATGT, Thanh tra Bộ GTVT đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chúng tôi đã tham gia xây dựng Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trình Bộ trưởng ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT ngày 19/3/2010 quy định nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra đường bộ. Cũng trong năm 2010, chúng tôi đã chủ trì soạn thảo 2 thông tư liên quan đến tổ chức hoạt động, trang thiết bị của thanh tra GTVT; tham gia xây dựng, góp ý cho trên 20 văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ GTVT chủ trì như: Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa; thông tư hướng dẫn về việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính; thông tư quy định về kiểm tra chất lượng thiết bị giám sát hành trình của ôtô…
       
Lãnh đạo Thanh tra Bộ thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo lực lượng thanh tra GTVT trong việc triển khai thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính. Nhờ đó đã giúp cho lực lượng thanh tra trong ngành hoạt động bảo đảm hiệu lực, hiệu quả...

Đề án“Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng thanh tra GTVT” được xây dựng thành 3 D.A thành phần: D.A số 1 - Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng, được chia thành các tiểu D.A giao cho Bộ GTVT và UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư tổ chức thực hiện. D.A số 2 - Đầu tư hệ thống thông tin truyền thông.  D.A số 3 - Tăng cường biên chế, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành GTVT.

Nguồn vốn thực hiện D.A từ ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác như kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

Cơ quan chủ quản Đề án và các D.A thành phần là Bộ GTVT, UBND các tỉnh, TP. Chủ đầu tư các D.A thành phần là Thanh tra Bộ GTVT và các sở GTVT.

Thời gian thực hiện từ năm 2010 đến hết 2014


Chúng tôi cũng đã tham mưu, soạn thảo nhiều văn bản chỉ đạo lực lượng thanh tra GTVT toàn quốc phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có biện pháp quyết liệt bảo đảm an toàn, trật tự giao thông, giảm thiểu ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Có thể khẳng định: Thanh tra Bộ đã giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý hoạt động thanh tra và công tác bảo đảm an toàn trong ngành đạt kết quả ngày càng cao, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý Nhà nước về GTVT.

+  Còn công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm trật tự ATGT đã đạt được kết quả gì?

- Thanh tra Bộ đã chủ trì thanh tra công tác quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo Quyết định số 1177/QĐ- BGTVT ngày 6/5/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Qua thanh tra đã chấn chỉnh nhiều sai phạm trong công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép cơ giới đường bộ. Từ kết quả thanh tra, Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản đình chỉ tuyển sinh đào tạo ôtô trong thời gian 3 tháng đối với đối với Trung tâm Dạy nghề GTVT Thành Nam, tỉnh Ninh Bình để khắc phục, củng cố công tác giáo vụ, đội ngũ giáo viên, xe tập lái. Đồng thời, chúng tôi đã yêu cầu các cơ sở đào tạo có những tồn tại, thiếu sót khẩn trương khắc phục để bảo đảm chất lượng đào tạo; tăng cường quản lý Nhà nước về công tác này, qua đó đã chấn chỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe nhằm bảo đảm ATGT.
        
Qua kiểm tra, chúng tôi cũng đã đánh giá được hiệu quả hoạt động của Cảng vụ Hàng không sau 2 năm hoạt động - những việc làm được và bất cập về cơ chế, chính sách, qua đó yêu cầu các đơn vị khắc phục và kiến nghị với cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp đặc thù hoạt động của Cảng vụ Hàng không.  
      
Trong năm, Thanh tra Bộ đồng thời chủ trì kiểm tra công tác ATGT, lao động, vệ sinh môi trường đối với việc thi công các công trình thuộc dự án (D.A) đường Hồ Chí Minh. Qua kiểm tra Thanh tra Bộ đã yêu cầu Ban Quản lý D.A, tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công nghiêm túc thực hiện trách nhiệm được pháp luật quy định về bảo đảm an toàn trong quá trình thi công công trình; chỉ đạo lực lượng thanh tra GTVT tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm; kiến nghị Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật cho phù hợp.

+ Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thanh tra Bộ GTVT năm 2011 là tập trung triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng thanh tra GTVT” đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Ông có thể cho biết vài nét về mục tiêu Đề án trên?

- Đề án có mục tiêu tăng cường biên chế, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động của thanh tra GTVT bao gồm: Xe ôtô chuyên dùng các loại, tàu, canô, công cụ đo đạc, ghi chứng cứ và các trang thiết bị đặc thù khác. Đầu tư hệ thống thông tin truyền thông phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong hệ thống thanh tra GTVT. Đề án cũng cho phép Bộ GTVT, UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư cải thiện về cơ sở vật chất điều kiện làm việc của thanh tra GTVT như trụ sở làm việc, trang thiết bị chuyên dùng khác chưa được đầu tư (đặc biệt là các đơn vị mới được thành lập).

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đề án“Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng thanh tra GTVT” được xây dựng thành 3 D.A thành phần: D.A số 1 - Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng, được chia thành các tiểu D.A giao cho Bộ GTVT và UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư tổ chức thực hiện. D.A số 2 - Đầu tư hệ thống thông tin truyền thông.  D.A số 3 - Tăng cường biên chế, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành GTVT.

Nguồn vốn thực hiện D.A từ ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác như kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

Cơ quan chủ quản Đề án và các D.A thành phần là Bộ GTVT, UBND các tỉnh, TP. Chủ đầu tư các D.A thành phần là Thanh tra Bộ GTVT và các sở GTVT.

Thời gian thực hiện từ năm 2010 đến hết 2014

Hoàng Hà

                                                              Tố Hoa



    x

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm