D.A chưa có sự đồng thuận?Tháng 8/2009, UBND TP Hà Nội có văn bản chấp thuận cho Công ty Cổ phần (CTCP) Vĩnh Thiện đầu tư xây dựng D.A bệnh viện (BV) chuyên khoa sản theo tiêu chuẩn quốc tế từ 250 - 300 giường bệnh, góp phần giảm tải cho hệ thống y tế công lập và nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị của hệ thống Y tế Thủ đô. Quy mô diện tích sử dụng đất (SDĐ) hơn 2,5ha ở phía Đông khu đất được xác định chức năng BV tại xã Xuân Phương và xã Phú Diễn.Tháng 7/2010, UBND huyện Từ Liêm có thông báo sẽ thu hồi hơn 32,7 nghìn m2 của 89 hộ dân tại xã Xuân Phương để thực hiện D.A xây dựng BV Hạnh Phúc. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 là 26.854m2, diện tích đất nông nghiệp công ích do UBND xã quản lý là 495,5m2, diện tích đất khó giao không giao cho UBND xã quản lý là 5.422m2.Ông Phạm Xuân Hưng, đại diện 15 hộ dân có đất nằm trong D.A này cho biết: Ngày 23/9/2010, UBND xã Xuân Phương mời các hộ gia đình đến trụ sở UBND xã để công bố về việc thu hồi đất thực hiện D.A xây dựng BV Hạnh Phúc tại xã Xuân Phương do CTCP Vĩnh Thiện làm chủ đầu tư (CĐT). Tại buổi họp, mỗi hộ dân được cung cấp 1 bộ hồ sơ để nghiên cứu. “Sau khi xem hồ sơ, chúng tôi hiểu, D.A BV Hạnh Phúc là một BV tư nên khi thực hiện thu hồi đất giải phóng mặt bằng, giá cả phải do thị trường quy định, không tính toán theo giá Nhà nước quy định. Chúng tôi đã nhiều lần đến nhà văn hóa để gặp cán bộ trong tổ công tác giúp việc và nhân viên của CTCP Vĩnh Thiện để trao đổi về mức bồi thường, hỗ trợ và gặp trực tiếp CĐT, nhưng vẫn không nhận được câu trả lời”, ông Hưng bức xúc.Theo các hộ dân, D.A trên không hình thành từ ngân sách Nhà nước mà hình thành từ các cổ đông tư nhân. Việc UBND xã Xuân Phương mời các hộ gia đình đến trụ sở xã để công bố việc thu hồi đất thực hiện D.A không có sự bàn bạc, thống nhất giữa các hộ SDĐ với CĐT là không đúng quy định của pháp luật. Hơn 32,7 nghìn m2 đất nông nghiệp tại Xuân Phương đã và đang để hoang hóa Đáng nói, các hộ dân mới chỉ được nghe thông báo có D.A BV tại địa phương, chưa có quyết định thu hồi đất cũng như các văn bản liên quan đến việc thu hồi đất của các cơ quan chức năng. Phương án chi tiết bồi thường hỗ trợ D.A xây dựng BV Hạnh Phúc cũng chỉ là bản dự thảo, nhưng chính quyền địa phương đã “ép” các hộ dân phải giao đất và nhận tiền.Kiến nghị chưa có lời giảiPV Báo Thanh tra đã làm việc với bà Nguyễn Thị Dịu, cán bộ địa chính xã Xuân Phương, thành viên Tổ Giúp việc Hội đồng Bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện Từ Liêm. Theo bà Dịu, UBND xã Xuân Phương đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật xung quanh việc thu hồi đất trên địa bàn xã để xây dựng D.A BV Hạnh Phúc. Sau khi có các thông báo của UBND TP, huyện về việc sẽ thu hồi đất tại xã Xuân Phương để thực hiện D.A, UBND xã đã họp công bố các văn bản liên quan đến việc thực hiện D.A. Công tác giải phóng mặt bằng được Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện triển khai thực hiện theo 2 đợt đối với 88 hộ gia đình và 1 tổ chức.Đến ngày 10/4/2012, đã có 26 hộ gia đình nhận tiền và ký biên bản bàn giao mặt bằng. Những hộ còn lại chưa nhận tiền và chưa bàn giao do không đồng ý mức bồi thường, hỗ trợ giá đất nông nghiệp hiện tại. Hiện, UBND xã, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện đang tiếp tục vận động các hộ dân chấp thuận với dự thảo phương án đền bù.Bà Dịu cũng cho biết, UBND xã Xuân Phương đã nhận được đơn kiến nghị của các hộ dân. Tháng 10/2011, đại diện lãnh đạo UBND xã Xuân Phương và CTCP Vĩnh Thiện đã tổ chức gặp các hộ dân còn có ý kiến. Tại đây, kiến nghị đã được giải đáp, nhưng các hộ dân vẫn không đồng tình. Ngoài buổi họp dân này, UBND xã Xuân Phương chưa có văn bản chính thức trả lời kiến nghị của các hộ dân.Được biết, ngày 7/12/2011, UBND huyện Từ Liêm đã có Văn bản số 823/PB-VP, trả lời đơn kiến nghị của công dân, trong đó khẳng định: “Do D.A trên đang triển khai (chưa lên phương án đền bù) UBND huyện tiếp thu ý kiến của các hộ dân và chuyển đơn đến Hội đồng Đền bù hỗ trợ và tái định cư huyện xem xét, nghiên cứu việc áp dụng chính sách theo đúng quy định của pháp luật”.Thế nhưng từ đó đến nay, các hộ dân vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào từ các cơ quan có chức năng. Đề nghị, Hội đồng Đền bù hỗ trợ và tái định cư huyện Từ Liêm, UBND huyện Từ Liêm xem xét, giải quyết kiến nghị của các hộ dân để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Điểm a, khoản 2, Điều 13 Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội (ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ để thực hiện D.A đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội) nêu rõ: "Căn cứ vào văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư của UBND TP, CĐT thỏa thuận với người đang SDĐ hợp pháp để nhận chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng quyền SDĐ theo quy định của pháp luật. Trường hợp có nhiều chủ SDĐ trong khu đất đầu tư liên hệ với UBND phường, xã, thị trấn để giới thiệu với các chủ SDĐ để bàn bạc, thỏa thuận”. Vậy, việc "ép" người dân giao đất, nhận tiền theo một khung giá được xây dựng không được bàn thảo với chủ SDĐ như thông tin nêu trên có thực hiện đúng tinh thần của quyết định này? Hiếu - Hải