Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng lãi suất điều hành?

Nguyễn Điểm

Thứ sáu, 23/09/2022 - 16:43

(Thanh tra) - Sáng 23/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo quý III/2022. Tại đây, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, sẽ vận động các ngân hàng cắt giảm chi phí để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại buổi họp báo. Ảnh: VTT

Ông Đào Minh Tú cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là thị trường tài chính và tiền tệ, NHNN thời gian qua vẫn kiên định với chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt và đồng bộ.

Trong đó, ưu tiên số một của NHNN là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Liên quan quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm %, áp dụng từ ngày 23/9, đại diện lãnh đạo NHNN cho biết từ đầu năm đến nay, kinh tế thế giới đã có diễn biến khó lường, nguy cơ suy thoái, áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng. Với thị trường tiền tệ, đồng USD quốc tế tăng giá mạnh, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất với tốc độ nhanh, mạnh hơn.

Lãnh đạo NHNN do biết, đến nay tình hình kinh tế, lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát, tuy nhiên, với xu hướng lạm phát quốc tế ở mức cao, Fed tăng lãi suất điều hành lên 3-3,25%/năm và dự báo tiếp tục tăng lãi suất lên trên 4%/năm vào sau năm sau để kiềm chế lạm phát, cơ quan quản lý tiền tệ trong nước đã quyết định tăng các mức lãi suất điều hành từ ngày 23/9.

Dù tăng lãi suất điều hành, NHNN cho biết sẽ vận động các ngân hàng cắt giảm chi phí để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và giảm lãi suất ở một số lĩnh vực ưu tiên.

Về chính sách điều hành tín dụng năm nay, NHNN vẫn duy trì định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Tính đến ngày 16/9, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời, vẫn kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

Ông Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Định giá thương hiệu MB đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên vị trí thứ 168 trong top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu

Định giá thương hiệu MB đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên vị trí thứ 168 trong top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu

(Thanh tra) - Theo báo cáo toàn cầu mới nhất của Brand Finance công bố ngày 20/3/2025 về Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị cao nhất toàn cầu, giá trị thương hiệu Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đạt 1,6 tỷ USD, là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất ngành tại Việt Nam, tăng 5 lần so với 5 năm trước.

Phúc Anh

09:19 25/03/2025
Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

(Thanh tra) - Phát triển công nghệ là một trong những mũi nhọn của CTy Cổ phần (CTCP) Chứng khoán Kỹ thương ( TCBS). Điều này thể hiện qua định hướng “WealthTech” của công ty, trong đó “Tech” có thể hiểu là áp dụng công nghệ vào phục vụ khách hàng và hoạt động kinh doanh.

Trà Vân

10:21 24/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm