Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ sáu, 11/09/2020 - 10:00
(Thanh tra)- Sáng ngày 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NĐ
Thực hiện tài chính toàn diện đóng góp lớn vào việc xóa đói giảm nghèo
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh: Tầm quan trọng của tài chính toàn diện đã được khẳng định trên phạm vi toàn cầu. Liên Hợp Quốc xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Các nước ASEAN cũng xác định tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột cho Tầm nhìn ASEAN 2025 và đã thành lập Ủy ban Công tác về tài chính toàn diện (WC-FINC) từ năm 2016 với mục tiêu hợp tác thúc đẩy tài chính toàn diện ở các nước thành viên và trong khu vực.
Thực tiễn phát triển kinh tế ở không ít quốc gia cho thấy, mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống với mục tiêu tăng trưởng nhanh đã dần bộc lộ những khiếm khuyết của nó khi vấn đề nghèo đói không phải luôn được cải thiện, bất chấp nền kinh tế có tăng trưởng.
Bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng có thể dẫn tới một bộ phận người dân bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển chung và là nhân tố dẫn tới bất ổn về chính trị, xã hội. Bởi vậy, mô hình tăng trưởng bao trùm hướng tới sự bền vững trong dài hạn, trong đó đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển con người đã trở thành mục tiêu chung của các quốc gia và khu vực. Thực thi tài chính toàn diện cũng chính là phát triển lĩnh vực tài chính hướng tới phát triển bao trùm.
Phó Thống đốc cho biết, tính đến nay, trên thế giới đã có hơn 60 quốc gia xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia, trong đó đưa ra nhiều giải pháp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính, tập trung vào việc giảm chi phí, nâng cao tính an toàn và thuận tiện của các dịch vụ tài chính, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là những người chưa từng được các ngân hàng phục vụ.
“Kết quả triển khai thực hiện tài chính toàn diện được ghi nhận là đã đóng góp lớn vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Tiếp cận và sử dụng an toàn dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu
Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong những năm vừa qua, cùng với Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam 2011 - 2020, Kế hoạch Hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã cho thấy một trong những mục tiêu tiên quyết của Chính phủ Việt Nam là nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhấn mạnh đến tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản.
Chính phủ cũng đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách cụ thể hướng đến đối tượng của tài chính toàn diện như Chương trình Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP), Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg), Chính sách Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP), Đề án Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 (theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011), Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (theo Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016).
Nhiều chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở những vùng khó khăn, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Việc ban hành và thực hiện Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia sẽ là một bước tiến quan trọng, vừa tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua, đồng thời hướng tới mục tiêu toàn diện hơn, mở rộng hơn cho toàn nền kinh tế, trên cơ sở phối hợp đồng bộ và hiệu quả nhiều nhóm giải pháp, huy động đa dạng các nguồn lực Nhà nước và tư nhân.
“Để trong tương lai, mọi người dân và doanh nghiệp Việt Nam đều sẽ được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững. Đây cũng đồng thời là cơ sở quan trọng cho sự phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn và bền vũng của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng”, Phó Thống đốc nói.
Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước rất nhiều yếu tố bất định, khó có thể dự đoán trước. Đại dịch Covid-19 là một thách thức chưa từng có đối với toàn thế giới, trong đó, mặc dù Việt Nam đã có những thành công trong công tác phòng chống dịch được cả thế giới ghi nhận, nhưng những tác động về mặt kinh tế thì mới chỉ đang dần bộc lộ và sẽ còn diễn tiến phức tạp trong thời gian tới. Chúng ta cũng đã nhìn nhận rõ những tác động đối với hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt là nợ xấu có thể gia tăng...
Lồng ghép nội dung của Chiến lược và Kế hoạch Hành động của ngành Ngân hàng
Trong bối cảnh đó, để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ ngành liên quan thì quan trọng hàng đầu là sự quyết tâm và nỗ lực của toàn ngành Ngân hàng.
Do đó, ngày 24/7/2020, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch Hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia.
Kế hoạch Hành động là căn cứ để các đơn vị, vụ/cục, các tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình; đồng thời là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Chiến lược trong mỗi giai đoạn, đề xuất xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
Tại hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh yêu cầu tất cả các đơn vị trực thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức tài chính vi mô cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch Hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, đảm bảo đúng yêu cầu và lộ trình đề ra.
Ngoài ra, Phó Thống đốc cũng yêu cầu các đơn vị lồng ghép nội dung của Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia và Kế hoạch Hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược một cách phù hợp, hiệu quả vào Chiến lược, kế hoạch phát triển của đơn vị mình. Đặc biệt, thường xuyên tự rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, xác định khả năng đạt được nhiệm vụ được giao để có giải pháp phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh