Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trị giá 3,2 tỷ USD: Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn tự tin IPO

Thứ sáu, 02/06/2017 - 06:24

(Thanh tra)- Ngày 31/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.

Tổng Giám đốc Trần Ngọc Nguyên phát biểu tại hội nghị

BSR có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay 

Giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là 72.879.914.663.162 đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp là căn cứ để BSR thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa. 

Ngày 6/11/2015, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ra Quyết định số 2665/QĐ-DKVN về việc cổ phần hóa Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn. Việc triển khai cổ phần hóa Công ty BSR là thực hiện chủ trương của Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định 189/2013/NĐ-CP.

Công ty BSR - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhiều năm qua là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Sản phẩm chính gồm: Propylene, polypropylene, khí hóa lỏng, xăng RON 92 và 95, xăng E5/E10, nhiên liệu phản lực JET A1, dầu hỏa, dầu Diesel, dầu nhiên liệu và lưu huỳnh.

Sản lượng sản xuất luỹ kế của BSR từ khi Nhà máy đi vào hoạt động đến 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 47 triệu tấn với tổng doanh thu gần 40 tỷ USD. Trong đó, luỹ kế số tiền nộp ngân sách Nhà nước trên 7 tỷ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư (3 tỷ USD). Trong 3 tháng đầu năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 8,67 %; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (ROA) đạt 4,81 %. Hệ số bảo toàn vốn là 1,091 (>1 thể hiện việc bảo toàn và phát triển vốn).

Cho dù giá dầu biến động nhưng BSR vẫn giữ vững hoạt động có hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu rất cao qua các năm như năm 2015 là 21% (lợi nhuận sau thuế là 6.000 tỷ đồng) và năm 2016 là 14% (lợi nhuận sau thuế là 5.000 tỷ đồng) - đây là những tín hiệu cực kỳ lạc quan để BSR cổ phần hóa thành công.

Dự kiến BSR sẽ IPO trong quý IV năm nay và sẽ chào bán khoảng 5 - 6% cổ phần, còn lại chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược để tiếp tục đầu tư phát triển phân khúc hóa dầu và chế biến sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong tương lai.

Toàn cảnh Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Thêm động lực gắn bó người lao động

Trước đó, chiều 30/5/2017, BSR đã tổ chức hội nghị người lao động (bất thường) nhằm lấy ý kiến của người lao động tham gia, hoàn thiện dự thảo phương án cổ phần hóa Công ty.

Hội nghị đã nghe ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng Giám đốc trình bày nội dung chính của dự thảo phương án cổ phần hóa Công ty BSR. Theo đó, BSR đang đợi Bộ Công Thương phê duyệt giá trị doanh nghiệp làm căn cứ để tính giá trị cổ phiếu. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động Công ty BSR được mua 0,07% cổ phần Công ty. Việc sở hữu cổ phần Công ty nhằm gắn kết người lao động làm việc, cống hiến nhiều hơn nữa; đồng thời mang lại các giá trị lợi tức cho người lao động. 

Cuối năm nay, Công ty BSR sẽ tiến hành IPO. Dự kiến Công ty sẽ bán khoảng 4% cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Các năm tiếp theo, Công ty BSR tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để phát triển hóa dầu, nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Hội nghị cũng đã thông qua tên gọi, hình thức pháp lý và ngành nghề kinh doanh sau cổ phần hóa; thông qua cơ cấu tổ chức, phương án sắp xếp lao động; hình thức cổ phần hóa, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ; phương án bán cổ phần ưu đãi cho người lao động; thông qua phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; định hướng kinh doanh 5 năm tới sau cổ phần và dự thảo điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty sau cổ phần hóa. 

Sản lượng sản xuất luỹ kế của BSR từ khi nhà máy đi vào hoạt động đến 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 47 triệu tấn với doanh thu gần 40 tỷ USD. Trong đó, luỹ kế số tiền nộp ngân sách Nhà nước trên 7 tỷ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư (3 tỷ USD). Theo đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 8,67 %; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (ROA) đạt 4,81%. Hệ số bảo toàn vốn là 1,091 (>1 thể hiện việc bảo toàn và phát triển vốn). 

Năm 2015, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của BSR đạt 21%; năm 2016 con số này là 14% - đây là những tín hiệu cực kỳ lạc quan để BSR cổ phần hóa thành công.

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.

Trần Quý

19:12 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm