Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều hạn chế, vướng mắc cần được tháo gỡ

Trần Quý

Thứ hai, 11/04/2022 - 06:36

(Thanh tra) - Báo cáo kết quả thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Tài chính gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) mới đây, cho thấy còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Nhiều hạn chế, vướng mắc cần được tháo gỡ trong việc cổ phần hóa DN. Ảnh: TQ

Bộ Tài chính cho biết, kết quả cổ phần hóa (CPH) giai đoạn 2016 - 2020 được 180 DN, tổng giá trị DN 489.690 tỷ đồng, trong đó, giá trị vốn Nhà nước 233.792 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số 180 DN được CPH, chỉ có 39/128 DN CPH thuộc danh mục CPH theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 30% kế hoạch).

Năm 2021, có 4 DN CPH với tổng giá trị DN 333 tỷ đồng, trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 196 tỷ đồng, gồm: 3 DN thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam CPH trong năm 2020 và 1 DN CPH trong năm 2021 là Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An (không thuộc danh mục DN CPH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Kết quả triển khai thoái vốn, lũy kế giai đoạn 2016 - 2020, thoái 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn Nhà nước tại 106 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg và Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 6.493 tỷ đồng, thu về 13.583 tỷ đồng (đạt 30% về số lượng và 11% về giá trị so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Thoái vốn Nhà nước tại các DN ngoài danh mục theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg, đã thoái 3.785 tỷ đồng vốn Nhà nước, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco).

Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện thoái 17.032 tỷ đồng, thu về 53.420 tỷ đồng.

Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), 1 trong 62 DN Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ phải CPH trong năm 2020, nhưng đến nay vẫn chưa thể CPH. Ảnh: TQ

Trong năm 2021, đã thoái vốn tại 18 DN với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn Nhà nước tại 4 DN với giá trị 52,8 tỷ đồng, thu về 85,1 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn tại 14 DN với giá trị 1.612 tỷ đồng, thu về 4.317 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, không đạt được kế hoạch CPH do Chính phủ đề ra là do còn nhiều hạn chế, vướng mắc như: Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục và kế hoạch CPH, thoái vốn chậm, chưa đảm bảo tính kịp thời, còn hình thức, thiếu khả thi, chưa sát với thực tế.

Số lượng DN CPH ngoài kế hoạch nhiều hơn số lượng DN CPH theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Một số đơn vị đăng ký danh sách thực hiện CPH, thoái vốn nhưng không triển khai đúng kế hoạch.

Số thu từ CPH DNNN, thoái vốn Nhà nước tại DN không đảm bảo kế hoạch thu NSNN năm 2020.

Trách nhiệm thực thi quyền chủ sở hữu Nhà nước chưa thật sự rõ ràng; cơ quan đại diện chủ sở hữu thiếu nguồn lực để hoạt động chuyên trách, chuyên nghiệp và hiệu quả, thể hiện qua việc chưa thực hiện triệt để việc tách bạch chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý Nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, có nhiều nguyên nhân dẫn đến “vỡ kế hoạch” CPH DN trong những năm qua, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do tình hình phức tạp, căng thẳng trong các quan hệ kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực.

Các DN thực hiện CPH, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các DN lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai; hoặc là các DN hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương.

Diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 làm cho sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của xã hội bị đình trệ, khiến cho việc triển khai công tác CPH, thoái vốn của các DN gặp khó khăn.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - công ty mẹ, 1 trong 4 DNNN nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên phải CPH trong năm 2020, nhưng đến nay vẫn chưa thể CPH. Ảnh: TQ

Về nguyên nhân chủ quan, theo Bộ Tài chính, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và DN đã được quy định cụ thể tại các Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/7/2017, Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019, Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 2/7/2021 và Công văn số 580/VPCP-ĐMDN ngày 23/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng các cơ quan đại diện chủ sở hữu và các DN chưa quán triệt đầy đủ chỉ đạo, quyết liệt trong tổ chức thực hiện công tác CPH, thoái vốn theo kế hoạch được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kết quả CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN không đạt được kế hoạch đề ra.

Theo Bộ Tài chính, kết quả CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN không đạt kế hoạch đề ra chủ yếu phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Để thực hiện tốt đề án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, theo Bộ Tài chính, cần phải khắc phục những hạn chế, vướng mắc nêu trên.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

(Thanh tra) - Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

21:11 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm