Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghị định 116/2018/ NĐ-CP: Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Thứ sáu, 12/10/2018 - 10:34

(Thanh tra) - Theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, đến 31/08/2018 dư nợ tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn trên toàn quốc đạt 1.648.360 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2017 và chiếm tỷ trọng 23,9% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế.

Một số tỉnh cho vay tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn đến 30/06/2018 đạt kết quả cao như: Lâm Đồng đạt 49.385 tỷ đồng, Long An đạt 38.771 tỷ đồng; TP.HCM đạt 25.703 tỷ đồng. Để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu thực tế trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều điểm mới và sẽ tạo cú hích trong đầu tư, phát triển nông nghiệp.Từ một chủ trương lớn của Chính phủ … Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và đã có nhiều chính sách tín dụng phù hợp, giúp khơi thông nguồn vốn tới khu vực này. Để hiện thực hóa các chính sách chủ trương lớn của Đảng, ngày 09/06/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trong các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp trước đó. Các chính sách đã đi vào thực tiễn và  mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên hiện nay, Nghị định 55/2015/NĐ-CP vẫn còn bộc lộ những rào cản đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu thực tế trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vừa qua Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP nhằm bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, tạo cú hích trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao giúp đơn giải hóa hồ sơ, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng (TCTD), cụ thể như:Về đối tượng vay vốn, để phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự 2015, Nghị định 116 sửa đổi Khoản 2 Điều 2 và bổ sung Khoản 3 vào Điều 2 Nghị định 55/2015/NĐ-CP:  Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ vay vốn biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ vay vốn không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ vay vốn do mình xác lập, thực hiện.   Mức cho vay đối với hộ cá nhân, gia đình: Sửa đổi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 55 về quy định nâng mức cho vay không có tài sản tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Điều này). Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn. Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới đối với khách hàng, theo đó Nghị định 116 bổ sung Điều 12: Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này được tổ chức tín dụng đánh giá chưa có khả năng hoặc không có khả năng trả nợ vay cho tổ chức tín dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; thời gian khoanh nợ tối đa là 02 (hai) năm.   Riêng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 116 thì thời gian khoanh nợ tối đa đối với khách hàng là 03 (ba) năm. Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ. Số tiền lãi tổ chức tín dụng không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng từ ngân sách địa phương.Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách Trung ương.Về Quản lý dòng tiền cho vay liên kết: Bổ sung khoản 4 vào Điều 14 như sau: (i) Trường hợp các bên tham gia liên kết chỉ ký hợp đồng liên kết để thực hiện một hoặc nhiều khâu của chuỗi liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này thì tổ chức tín dụng ký thỏa thuận cho vay đối với các bên để thực hiện từng khâu trong chuỗi liên kết; (ii) Tổ chức tín dụng và các bên tham gia liên kết thỏa thuận cụ thể thời hạn, kỳ hạn trả nợ phù hợp với thời gian thực tế của mỗi khâu trong liên kết. Tổ chức tín dụng thực hiện trung gian thanh toán giữa các bên tham gia liên kết mở tài khoản tại tổ chức tín dụng trên cơ sở đề nghị của các bên tham gia liên kết”. Tháo gỡ “rào cản”, đưa chính sách vào cuộc sống  Để khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao phát triển, Nghị định 116/2018/NĐ-CP đã sửa đổi khoản 1 Điều 15 và bổ sung khoản 2a, khoản 4 vào Điều 15: “Khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án. Doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không thuộc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án; Tổ chức tín dụng được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và các tài sản khác làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật.”. Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng về tài sản bảo đảm, đặc biệt là các tài sản có giá trị như nhà kính, nhà lưới… Nghị định đã bổ sung quy định khách hàng được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm, đồng thời bổ sung trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể tiêu chí, phương pháp xác định, xác nhận dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để làm cơ sở cho các TCTD thực hiện cho vay. Là ngân hàng đi đầu trong cho vay tín dụng hướng vào sản xuất kinh doanh của Agribank đối với 07 chính sách tín dụng của Nhà nước và 02 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, đại diện Agribank  chia sẻ: “Bên cạnh kết quả đạt được, việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua vẫn còn một số khó khăn cần tháo gỡ như: Việc cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hầu hết là các món nhỏ, số lượng hộ vay nhiều, địa bàn rộng, chi phí quản lý cao... trong khi lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn các lĩnh vực khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh, nên nhiều TCTD không tham gia hoặc tham gia không tích cực trong việc cho vay lĩnh vực này; sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, thiếu liên kết, chuỗi sản phẩm chưa được tổ chức và phát triển hợp lý (Thực tế hiện nay trên cả nước chỉ có khoảng 300/700 chuỗi liên kết hoạt động có hiệu quả). Trình độ chế biến còn hạn chế nên giá trị gia tăng thấp. Trên 96% doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ; năng suất lao động thấp, chỉ bằng 38% năng suất lao động chung của cả nước. Việc ứng dụng khoa học công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế còn hạn chế với chỉ 5% doanh nghiệp nông nghiệp được cấp chứng nhận VietGap và tương đương; chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp (nhà kính, nhà lưới, . .) tại các địa phương theo Thông tư 33/2017/TT-BTNT ngày 29/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn chậm, cần các cấp, các ngành địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ cho người dân và các doanh nghiệp”.Theo lãnh đạo một số tổ chức tín dụng cho rằng Nghị định mới bổ sung, có hiệu lực từ ngày 25/10/2018, hi vọng trong tương lai gần các chính sách sẽ đi vào thực tiễn, tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hơn khi cho vay, qua đó, góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết và thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ.

Một số tỉnh cho vay tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn đến 30/06/2018 đạt kết quả cao như: Lâm Đồng đạt 49.385 tỷ đồng, Long An đạt 38.771 tỷ đồng; TP.HCM đạt 25.703 tỷ đồng. Để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu thực tế trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều điểm mới và sẽ tạo cú hích trong đầu tư, phát triển nông nghiệp.Từ một chủ trương lớn của Chính phủ … Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và đã có nhiều chính sách tín dụng phù hợp, giúp khơi thông nguồn vốn tới khu vực này. Để hiện thực hóa các chính sách chủ trương lớn của Đảng, ngày 09/06/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trong các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp trước đó. Các chính sách đã đi vào thực tiễn và  mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên hiện nay, Nghị định 55/2015/NĐ-CP vẫn còn bộc lộ những rào cản đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu thực tế trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vừa qua Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP nhằm bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, tạo cú hích trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao giúp đơn giải hóa hồ sơ, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng (TCTD), cụ thể như:Về đối tượng vay vốn, để phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự 2015, Nghị định 116 sửa đổi Khoản 2 Điều 2 và bổ sung Khoản 3 vào Điều 2 Nghị định 55/2015/NĐ-CP:  Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ vay vốn biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ vay vốn không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ vay vốn do mình xác lập, thực hiện.   Mức cho vay đối với hộ cá nhân, gia đình: Sửa đổi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 55 về quy định nâng mức cho vay không có tài sản tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Điều này). Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn. Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới đối với khách hàng, theo đó Nghị định 116 bổ sung Điều 12: Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này được tổ chức tín dụng đánh giá chưa có khả năng hoặc không có khả năng trả nợ vay cho tổ chức tín dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; thời gian khoanh nợ tối đa là 02 (hai) năm.   Riêng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 116 thì thời gian khoanh nợ tối đa đối với khách hàng là 03 (ba) năm. Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ. Số tiền lãi tổ chức tín dụng không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng từ ngân sách địa phương.Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách Trung ương.Về Quản lý dòng tiền cho vay liên kết: Bổ sung khoản 4 vào Điều 14 như sau: (i) Trường hợp các bên tham gia liên kết chỉ ký hợp đồng liên kết để thực hiện một hoặc nhiều khâu của chuỗi liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này thì tổ chức tín dụng ký thỏa thuận cho vay đối với các bên để thực hiện từng khâu trong chuỗi liên kết; (ii) Tổ chức tín dụng và các bên tham gia liên kết thỏa thuận cụ thể thời hạn, kỳ hạn trả nợ phù hợp với thời gian thực tế của mỗi khâu trong liên kết. Tổ chức tín dụng thực hiện trung gian thanh toán giữa các bên tham gia liên kết mở tài khoản tại tổ chức tín dụng trên cơ sở đề nghị của các bên tham gia liên kết”. Tháo gỡ “rào cản”, đưa chính sách vào cuộc sống  Để khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao phát triển, Nghị định 116/2018/NĐ-CP đã sửa đổi khoản 1 Điều 15 và bổ sung khoản 2a, khoản 4 vào Điều 15: “Khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án. Doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không thuộc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án; Tổ chức tín dụng được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và các tài sản khác làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật.”. Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng về tài sản bảo đảm, đặc biệt là các tài sản có giá trị như nhà kính, nhà lưới… Nghị định đã bổ sung quy định khách hàng được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm, đồng thời bổ sung trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể tiêu chí, phương pháp xác định, xác nhận dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để làm cơ sở cho các TCTD thực hiện cho vay. Là ngân hàng đi đầu trong cho vay tín dụng hướng vào sản xuất kinh doanh của Agribank đối với 07 chính sách tín dụng của Nhà nước và 02 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, đại diện Agribank  chia sẻ: “Bên cạnh kết quả đạt được, việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua vẫn còn một số khó khăn cần tháo gỡ như: Việc cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hầu hết là các món nhỏ, số lượng hộ vay nhiều, địa bàn rộng, chi phí quản lý cao... trong khi lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn các lĩnh vực khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh, nên nhiều TCTD không tham gia hoặc tham gia không tích cực trong việc cho vay lĩnh vực này; sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, thiếu liên kết, chuỗi sản phẩm chưa được tổ chức và phát triển hợp lý (Thực tế hiện nay trên cả nước chỉ có khoảng 300/700 chuỗi liên kết hoạt động có hiệu quả). Trình độ chế biến còn hạn chế nên giá trị gia tăng thấp. Trên 96% doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ; năng suất lao động thấp, chỉ bằng 38% năng suất lao động chung của cả nước. Việc ứng dụng khoa học công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế còn hạn chế với chỉ 5% doanh nghiệp nông nghiệp được cấp chứng nhận VietGap và tương đương; chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp (nhà kính, nhà lưới, . .) tại các địa phương theo Thông tư 33/2017/TT-BTNT ngày 29/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn chậm, cần các cấp, các ngành địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ cho người dân và các doanh nghiệp”.Theo lãnh đạo một số tổ chức tín dụng cho rằng Nghị định mới bổ sung, có hiệu lực từ ngày 25/10/2018, hi vọng trong tương lai gần các chính sách sẽ đi vào thực tiễn, tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hơn khi cho vay, qua đó, góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết và thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ.

Là ngân hàng kiên định với chính sách phục vụ “tam nông”, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh. Năm 2016, Agribank đã dành 50.000 tỷ đồng cho gói tín dụng ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên các dự án nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất vay giảm từ 0,5-1,5% .

Tính đến 30/4/2018, tổng dư nợ của Agribank cho vay lĩnh vực này đạt hơn 5.108 tỷ đồng với 3.096 khách hàng được vay vốn (trong đó có 80 khách hàng doanh nghiệp, với dư nợ đạt 4.433 tỷ đồng), đồng thời Agribank coi “nông nghiệp công nghệ cao” cũng chính là “lối thoát” cho tín dụng tam nông hiện nay và cả trong tương lai.


                                                          Minh Trung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm