Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 09/10/2018 - 12:13
(Thanh tra)- Phát huy vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM) giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông”, 8 tháng đầu năm 2018, Agribank triển khai đồng bộ các giải pháp, đảm bảo tín dụng tăng trưởng đạt mục tiêu kế hoạch, phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, ưu tiêu đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.
Cơ cấu tín dụng của Agribank tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, tập trung đầu tư "Tam nông", sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ
Dư nợ cho vay “Tam nông” chiếm 73,5% dư nợ cho vay nền kinh tế
Đến 31/8/2018, tổng nguồn vốn Agribank đạt 1.117.615 tỷ đồng (tiền gửi dân cư chiếm đến trên 82% vốn huy động); tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 942.705 tỷ đồng, trong đó dư nợ đầu tư “Tam nông” chiếm đến 73,5%. Đáng chú ý, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân (bao gồm hộ sản xuất và DN tư nhân) đạt 622.355 tỷ đồng (tăng 9,4% so với thời điểm 31/12/2017), trong đó cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 83,3% dư nợ cho vay khách hàng DN. Cơ cấu tín dụng đang có sự dịch chuyển từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn.
Agribank luôn hướng vào đối tượng sản xuất, kinh doanh, chủ động, tích cực tìm kiếm và dành nguồn vốn ưu đãi giá rẻ giúp người dân, cộng đồng DN tận dụng lợi thế để tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, Agribank đầu tư vốn tập trung 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, bao gồm: Phát triển nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; DN ứng dụng công nghệ cao.
Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững
Đến 31/8/2018, kết quả triển khai các chương trình tín dụng của Agribank đạt được cụ thể như sau:
Dư nợ cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 683 ngàn tỷ đồng; Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 63,65,68 với dư nợ 3.964 tỷ đồng; Cho vay ưu đãi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a với dư nợ 2.037 tỷ đồng; Cho vay gia súc gia cầm, cá tra, tôm với dư nợ 40.221 tỷ đồng; Cho vay theo Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản với dư nợ 5.443 tỷ đồng; Cho vay tái canh cà phê khu vực Tây Nguyên với dư nợ 501 tỷ đồng; Cho vay xây dựng Nông thôn mới với dư nợ 399.362 tỷ đồng với trên 2,7 triệu khách hàng dư nợ; Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch với quy mô nguồn vốn 50.000 tỷ đồng, doanh số cho vay chương trình này đạt trên 21.390 tỷ đồng... Nguồn vốn Agribank đầu tư “Tam nông” chiếm trên 50% dư nợ của toàn ngành ngân hàng trong lĩnh vực này, có đóng góp tích cực tạo nên những thành tựu về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Agribank không ngừng nâng cao hiệu quả cho vay hộ gia đình và cá nhân thông qua đẩy mạnh cho vay qua tổ nhóm. Trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để triển khai cho vay thông qua tổ nhóm nhằm giảm thủ tục, chi phí cho vay, cũng như giảm tình trạng quá tải trong tín dụng hộ sản xuất khu vực nông thôn song vẫn kiểm soát đảm bảo chất lượng tín dụng. Đến nay, Agribank đã triển khai cho vay qua 55.895 tổ nhóm, với số thành viên trên 1,3 triệu khách hàng, tổng dư nợ cho vay thông qua tổ nhóm 101.225 tỷ đồng. Mô hình cho vay thông qua tổ nhóm được xem như “cánh tay nối dài” của Agribank trong nỗ lực đưa vốn đến tận nơi cho bà con nông dân, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cũng với mục tiêu chuyển tải vốn đến tận nơi cho bà con nông dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, từ cuối năm 2017, Agribank triển khai hoạt động 30 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại các địa phương như Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Thanh Hóa… với các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi, chuyển tiền và cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ mọi nhu cầu giao dịch thanh toán của mọi đối tượng khách hàng. Đến 31/8/2018, Agribank đã tổ chức được 1.558 phiên giao dịch tại 220 xã, phục vụ trên 169.000 lượt khách hàng. Hiện nay, Agribank đang chuẩn bị triển khai 30 điểm trong đợt 2 giai đoạn 1 theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Thời gian tới, để tiếp tục triển khai hiệu quả Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng làm cơ sở cho việc tăng trưởng tín dụng, đồng thời Agribank xác định luôn đặt khách hàng là trung tâm, tối đa hóa các nguồn lực, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ giao tiếp, phong cách giao dịch để hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất, qua đó đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo về cung ứng tín dụng, cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thái Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình