Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 05/07/2023 - 14:01
(Thanh tra) - “Dự nợ tín dụng mới tăng 4,2%, trong khi tín dụng đã giao khoảng 11% từ đầu năm. Như vậy, dư địa còn rất nhiều để các ngân hàng có thể cho vay”, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho hay, nhiều ngân hàng có rất nhiều gói chủ động hạ lãi suất và xu hướng chung là “tiếp tục hạ lãi suất”. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: N.Thắng
Lãi suất đang giảm tích cực
Nhìn lại, hơn 2 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng và “neo” ở mức cao, diễn biến lạm phát khó lường, các mức lãi suất điều hành được giữ nguyên như năm 2022.
Từ tháng 3 đến tháng 6, lãi suất đã được điều chỉnh giảm liên tục 4 lần với mức giảm 0,5-2%/năm để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân.
“Về cơ bản, mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay mới có xu hướng giảm dần. Hiện lãi suất tiền gửi bình quân của các ngân hàng còn khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm (giảm 1%)”, theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho hay, nhiều ngân hàng có rất nhiều gói chủ động hạ lãi suất và xu hướng chung là “tiếp tục hạ lãi suất”.
Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, theo ông Tú, hiện cho vay theo nghiệp vụ thị trường mở chỉ 4%, cho vay OMO hoặc cho vay để bù đắp thiếu hụt trong tính toán tạm thời của các ngân hàng thương mại, cho vay qua đêm chỉ 5%.
“Hai khoản cho vay này hầu như các ngân hàng thương mại thông thường đang thừa thanh khoản, không mặn mà”, ông Tú nhìn nhận.
Mức lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với nhau qua thị trường liên ngân hàng cũng rất thấp, khi cho vay qua đêm chỉ từ 0,4-1%, một tuần từ 0,8-1,5%, một tháng từ 3-3,2%.
Từ phân tích trên, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, “lãi suất đang giảm tích cực, kể cả lãi suất điều hành và lãi suất cho vay”.
"Nghịch lý" tín dụng tăng trưởng chậm
Lãi suất liên tục giảm nhưng dư nợ tín dụng toàn ngành kinh tế lại rất thấp, mới tăng 4,2%. Trong khi đó, ngày từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước xác định tăng trưởng tín dụng 14-15%, để góp phần tăng trưởng kinh tế 6,5% và kiểm soát lạm phát trong vòng 4,5%.
Tại sao lại có nghịch lý này? Phải chăng doanh nghiệp cần tiền nhưng không đủ điều kiện vay, còn doanh nghiệp đủ điều kiện vay lại không muốn vay?
Lý giải sự “khác thường” trên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nói, là do nền kinh tế đang có nhiều khó khăn, suy giảm về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng thấp, nên cầu tín dụng “không thể tăng cao được”.
Thêm và đó, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn, tồn kho nhiều, nhiều doanh nghiệp khó có đơn hàng, xuất khẩu cũng khó khăn.
Thị trường bất động sản chưa sôi động lại, nhiều dự án chưa triển khai được, kể cả dự án bất động sản thương mại và bất động sản nhà ở xã hội, dù Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện về tín dụng, theo ông Đào Minh Tú.
Ông Tú cũng nhận định, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang khó tiếp cận tín dụng, do năng lực tài chính đảm bảo khả năng trả nợ “trước đã khó, đến nay càng khó hơn”. Ngược lại, có doanh nghiệp, ngân hàng mời chào vay, lại chưa có nhu cầu vay.
“Thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang thừa do tốc độ tín dụng tăng trưởng chậm. Đúng ra, lãi suất tăng cao thì tín dụng có thể tăng trưởng âm, lãi suất đã hạ theo thông thường thì tín dụng tăng”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói.
Gỡ khó cho doanh nghiệp, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Theo ông Tú, tới đây, Ngân hàng Nhà nước tập trung điều hành lãi suất theo hướng tiếp tục giảm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại phải tính toán bảo đảm được an toàn tối thiểu và cắt giảm những chi phí cần thiết để hạ lãi suất.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tính toán, dư nợ tín dụng mới tăng 4,2%, số tuyệt đối hơn 12,4 triệu tỷ đồng. Số tiền gửi huy động gần 12,7 triệu tỷ đồng. Có nghĩa, số huy động và cho vay ở thời điểm hiện nay là tương đương.
“Dự nợ tín dụng mới tăng 4,2%, trong khi tín dụng đã giao khoảng 11% từ đầu năm, như vậy dư địa còn rất nhiều để các ngân hàng có thể cho vay”, ông Tú nhấn mạnh.
Ông Đào Minh Tú cho biết thêm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt chính sách giãn, hoãn, tái cơ cấu các khoản nợ. Bởi đây là những chính sách rất trực tiếp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong phiên họp Chính phủ ngày 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất, tăng tín dụng. Theo Thủ tướng, chủ trương tăng cung tiền, tăng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay đã được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, có lộ trình từ tháng 10 năm trước và đến nay, Ngân hàng Nhà nước cần làm mạnh hơn nữa.
“Chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ “chặt chẽ” trước tháng 10/2022 sang “chắc chắn” từ tháng 10/2022 và tiếp tục chuyển sang “linh hoạt, nới lỏng hơn” trong điều kiện hiện nay là cần thiết”, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) vừa được vinh danh tại 2 giải thưởng “Top 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính” và “Tiến bộ vượt trội dành cho Báo cáo thường niên” tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm (VLCA) 2024 do Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức.
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
14:29 22/11/2024(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam