Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/09/2019 - 20:53
(Thanh tra) - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 cần xác định các giải pháp mạnh mẽ, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế để tạo động lực cho sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp, công nghệ cao, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo và dạy nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ảnh minh họa: Nguồn: Internet
Đó là nội dung tại thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương có văn bản góp ý đối với dự thảo Báo cáo trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm ngắn gọn, xúc tích gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó lưu ý làm rõ: bối cảnh tình hình trong, ngoài nước và các áp lực, khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội của năm 2019; các vấn đề bứt phá của năm 2019 so với năm 2018 trong ngành, lĩnh vực quản lý; vấn đề đổi mới sáng tạo, thay đổi về mô hình phát triển, nâng cao đời sống nhân dân; vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cấp, các ngành.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Báo cáo, bảo đảm chất lượng, rõ nét, thuyết phục hơn; báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019; trong đó lưu ý, đối với năm 2019, cần làm nổi bật, đậm nét hơn đối với các vấn đề như: bối cảnh tình hình trong và ngoài nước; những biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ngành, các cấp, sự quyết tâm của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội; các vấn đề bứt phá, đổi mới, điểm sáng năm 2019 của các ngành, lĩnh vực; tình hình lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thể thao; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng kỷ cương, chống tham nhũng tiêu cực; các sự kiện đối ngoại, hội nhập và vị thế của đất nước trên trường quốc tế; rà soát các tồn tại, hạn chế, nhất là phân tích rõ, đầy đủ các nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, bảo đảm đánh giá khách quan, đúng bản chất.
Đối với năm 2020, cần thể hiện rõ nét hơn tinh thần chủ động, tích cực, phấn đấu cao, thúc đẩy và tạo niềm tin xã hội trong năm 2020; cần phân tích kỹ hơn về bối cảnh, nhất là vấn đề căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tranh chấp trên Biển Đông có ảnh hưởng đến phát triển và tăng trưởng năm 2020; rà soát mục tiêu tổng quát theo hướng ngắn gọn; lựa chọn các đột phá chiến lược; đổi mới mô hình tăng trưởng; đánh giá, xác định chỉ tiêu về tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm phù hợp với diễn biến xuất nhập khẩu; xác định các giải pháp mạnh mẽ, trong đó cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế để tạo động lực cho sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp, công nghệ cao, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo và dạy nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bộ Tài chính thực hiện quyết liệt các giải pháp thu ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn đầu tư công năm 2020 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua; nghiên cứu đề xuất giải pháp huy động nguồn lực để tiếp tục đầu tư các dự án dở dang, các dự án mang tính chất liên kết vùng, các dự án cho vùng đồng bào dân tộc, vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
K.Hồng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà