Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ban Mai
Thứ hai, 09/11/2020 - 15:08
(Thanh tra)- Ngày 5/11/2020, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017).
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ thuận lợi hơn với việc giữ nguyên mức trần chi phí lãi vay 30%
Nghị định kế thừa những nội dung đã được quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP mà trong thực tế không có vướng mắc, chỉ sửa đổi và bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc sửa đổi một số điều để đảm bảo rõ ràng, minh bạch.
Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý thuế, trong đó có nội dung quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị có nêu: “Nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, chuyển giá”; “Hoàn thiện, bổ sung các quy định chặt chẽ trong pháp luật về thuế... để kiểm soát, quản lý, ngăn chặn chuyển giá”; Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, trong đó có Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 (Luật Quản lý thuế số 38), Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp; tiếp cận với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế trong việc quản lý thuế đối với giao dịch liên kết, trong đó có cam kết của Việt Nam khi tham gia diễn đàn BEPS của OECD và phù hợp điều kiện bối cảnh của Việt Nam.
Nghị định bao gồm 4 Chương, 23 Điều, có một số điểm mới như sau:
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP không có Thông tư hướng dẫn như Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Để đảm bảo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong triển khai thực hiện cũng như nâng cao tính pháp lý, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng để chuyển các nội dung hướng dẫn tại Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định lên Nghị định.
Người nộp thuế phải cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Theo Nghị định 132, người nộp thuế phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, tài liệu tại hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của cơ quan thuế trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra. Thời hạn cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế có lý do chính đáng, thì thời hạn cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được gia hạn 1 lần không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn.
Nghị định kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP.
Quy định về khống chế chi phí lãi vay lần đầu được áp dụng tại Việt Nam nên không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình triển khai mà nguyên nhân chính là do doanh nghiệp Việt Nam có vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp. Vì vậy, ngày 24/6/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo đó, đã nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%; cho phép khống chế chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi, tiền vay và mở rộng đối tượng được miễn áp dụng quy định khống chế. Về hiệu lực thi hành: quy định tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP được áp dụng ngay trong kỳ tính thuế năm 2019.
Quy định về khống chế lãi vay được trừ theo Nghị định 68 đã cơ bản khắc phục những nhược điểm của Nghị định 20. Quy định hồi tố năm 2017, 2018 đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30% đồng thời cho bù trừ với lãi tiền gửi, tiền cho vay dự kiến số thuế phải hoàn hoặc khấu trừ khoảng 4.785 tỷ đồng.
Mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nghị định số 20, đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay chỉ có tổ chức tín dụng và tổ chức kinh doanh bảo hiểm. Nghị định 132/2020/NĐ-CP mở rộng thêm đối tượng loại trừ đó là các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác).
Quy định về nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia đảm bảo thuận lợi cho người nộp thuế và cam kết của Việt Nam khi tham gia diễn đàn BEPS của OECD, phù hợp điều kiện bối cảnh của Việt Nam.
Thời điểm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia có sự thay đổi, trước đây quy định cùng thời điểm nộp tờ khai quyết toán, quy định mới chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.
Nghị định 20 trước đây quy định người nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài có nghĩa vụ lưu trữ và cung cấp cho cơ quan thuế báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao và cùng thời điểm nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nghị định 132 quy định mới theo thông lệ quốc tế đảm bảo phù hợp với cam kết khi tham gia diễn đàn BEPS đó là: báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nhận được qua hình thức trao đổi thông tin tự động nếu nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước có ký thoả thuận. Người nộp thuế chỉ phải cung cấp trong trường hợp nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước không ký thoả thuận.
Các quy định về quản lý giá giao dịch liên kết được hoàn chỉnh sửa đổi phù hợp với Luật Quản lý thuế số 38.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 đã được Quốc hội thông qua, theo đó tại các Điều 3, 12, 17, 42, 43, 50 và Điều 142 đã quy định các nguyên tắc của việc quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Nghị định số 132 quy định các nội dung về quản lý giá giao dịch liên kết được hoàn chỉnh lại cho phù hợp, thống nhất với Luật Quản lý thuế số 38.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân