Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 24/05/2018 - 09:21
(Thanh tra) - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Phương cho rằng, chuyển sang thu giá BOT là đúng, nhưng phải xác định từng dự án cụ thể. Nếu thu trên đường hiện hữu, đường độc đạo, người dân không có lựa chọn nào khác dễ dẫn đến giá độc quyền.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Phương
Trao đổi với PV Báo Thanh tra bên hành lang Quốc hội chiều ngày 23/5, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Phương cho biết sẽ chất vấn cơ sở chuyển từ phí sang giá BOT.
+ Bộ Giao thông Vận tải quyết định chuyển đổi trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- BOT do nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư nên họ tính giá dịch vụ và những người sử dụng dịch vụ đó phải trả giá dịch vụ mình sử dụng. Cho nên chuyển từ phí sang giá là đúng với bản chất kinh tế thị trường. Nếu vẫn để phí, theo thẩm quyền do HĐND quyết định thì phản ánh không đúng.
+ Với mức phí BOT trước đây đã khiến người dân phản ứng, nay chuyển sang giá khiến nhiều người lo lắng khả năng doanh nghiệp đẩy giá lên?
- Đây cũng là vấn đề tôi đang quan tâm. Lúc trước, thu phí cần sự kiểm soát của Nhà nước mà còn diễn ra như vậy. Nay giá do doanh nghiệp định sẽ nảy sinh vấn đề.
BOT mà được làm đúng, tức là doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư con đường toàn toàn mới. Trên cơ sở đó anh xác định giá để thu lại vốn với sự quản lý của Nhà nước. Còn người dân có quyền lựa chọn đi trên đường BOT hay đường khác.
Khốn nỗi, đường BOT hiện nay làm gần như làm trên đường hiện hữu, đường độc đạo nên người dân không có lựa chọn nào khác. Điều đó có nghĩa, thu giá dịch vụ nhưng lại là giá độc quyền.
+ Theo ông, trong vấn đề này phải giải quyết như thế nào?
- Chuyển từ phí sang giá là quá trình cần phải tính toán kỹ. Quan điểm của tôi là, cơ quan chuyên môn phải làm rõ cơ sở, căn cứ chuyển sang giá. Nếu BOT xác định là giá thì thu ở cung đường nào. Nếu cung đường trên nền đường cũ do Nhà nước đầu tư, cấu trúc đường độc đạo thì việc thu giá là bất ổn.
Trong phiên chất vấn tôi sẽ hỏi cơ sở nào chuyển từ phí sang giá.
Tôi cho rằng, có những trạm không được chuyển sang giá mà vẫn phải là phí. Đơn cử, đường độc đạo, đường hiện hữu mà trước đây Nhà nước đầu tư, những đường này, doanh nghiệp không thể tự định giá.
+ Có ý kiến cho rằng, việc chuyển tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT là đánh tráo khái niệm?
- Tôi nghĩ, không phải! Vì nhà đầu tư bỏ tiền ra để cung cấp dịch vụ. Giá thành ở đây là giá bán.
Như tôi đã nói, phải xác định từng dự án cụ thể chứ không phải tất cả đều chuyển sang giá, bởi quá trình hình thành BOT khác nhau, có cái hoàn toàn do tư nhân làm, có cái là Nhà nước thuê theo hợp đồng xây dựng, chuyển giao.
+ Xin cảm ơn ông!
Theo ĐB Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vấn đề quan trọng nhất làm sao để người dân hiểu, dù trạm BOT có thu theo hình thức nào thì cũng là khoản chi phí mà người sử dụng dịch vụ phải bỏ ra.
“Điều quan trọng nhất là người dân thấy chi phí đó có xứng đáng, phù hợp thỏa đáng với dịch vụ sử dụng hay không, thu như vậy có minh bạch không. Riêng chi phí trong lĩnh vực BOT rõ ràng không phải doanh nghiệp muốn làm gì thì làm, như vậy ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề xã hội, đặc biệt, kể cả vấn đề kinh tế. Tất cả các cuộc điều chỉnh giá đến nay, đều phải do doanh nghiệp xây dựng phương án và các cơ quan Nhà nước đồng ý, phê duyệt mới được xác định giá bao nhiêu”, ĐB Sinh nói.
Vẫn theo ĐBQH Sinh, giá hay phí qua trạm BOT là loại chi phí đặc biệt, phải có sự kiểm soát của Nhà nước vì liên quan đến đầu tư, vòng đời dự án và không có chuyện giá doanh nghiệp muốn tăng bao nhiêu thì tăng.
ĐB Sinh cho rằng, muốn làm gì thì điều quan trọng nhất cần minh bạch từ đầu. “Việc triển khai BOT trong thời gian vừa qua chưa thực sự minh bạch nên giờ chúng ta đang lập lại sự minh bạch đó bằng cách thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, để xác định giá đầu tư ban đầu là bao nhiêu cho chính xác, trên cơ sở đó có phương án tính chi phí của một phương tiện vận chuyển trên quãng đường bao nhiêu là hợp lý, chứ không phải muốn tăng bao nhiêu thì tăng”, ĐB Sinh nói.
Còn theo ông Dương Trung Quốc (ĐBQH Đoàn Đồng Nai), việc dư luận phản ứng chuyện Bộ Giao thông Vận tải đổi tên trạm thu phí BOT thành thu giá xuất phát từ nguyên nhân thiếu minh bạch, công khai trong đầu tư BOT. Thu phí hay thu giá thì cơ quan quản lý Nhà nước phải làm rõ, minh bạch, công bằng lợi ích các bên.
ĐB Đồng Nai quan niệm, đường BOT không phải sở hữu của nhà đầu tư nên thu phí là hợp lý, chứ không thể thu giá. "Ở đây thực chất doanh nghiệp đóng góp "cổ phần" giá trị con đường chứ không phải chủ sở hữu nên không thể thu giá được. Họ không thể bán cái mình không có, mà chỉ có thể thu tỷ lệ nào đó theo thời gian xác định", ông Quốc nói.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà