Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Tài chính giải đáp liên quan đến thuế TNDN: Xác định thuế TNDN đối với hoạt động môi giới BĐS

Thứ ba, 18/04/2017 - 08:32

(Thanh tra)- Trước những vướng mắc về những quy định liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong hoạt động môi giới bất động sản (BĐS), Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể vấn đề này.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bộ Tài chính cho biết, số thuế TNDN trong kỳ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS bằng thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng BĐS nhân với thuế suất 22%.

Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS phải xác định riêng để kê khai nộp thuế và không áp dụng ưu đãi thuế TNDN.

Hồ sơ khai thuế, nộp thuế, chứng từ nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS phát sinh tại địa phương nơi có BĐS chuyển nhượng là căn cứ làm thủ tục quyết toán thuế nơi đặt trụ sở chính”.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 79 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

"- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa họa, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,...

- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê BĐS đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bán, thanh lý BĐS đầu tư”.

 Giá trị hợp lý đối với chứng khoán khi tính thuế TNDN

Giải đáp ý kiến của Công ty TNHH Chứng khoán - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam về những nội dung liên quan đến việc xác định giá trị hợp lý đối với chứng khoán khi tính thuế TNDN, Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Luật Kế toán có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 cho phép áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Công ty TNHH Chứng khoán - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam gặp một số vướng mắc và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn.

Về cơ sở xác định giá trị hợp lý, đối với các chứng khoán niêm yết đã có giá niêm yết hàng ngày để đánh giá. Tuy nhiên, với các chứng khoán chưa niêm yết thì hiện chưa rõ xác định giá trị hợp lý theo phương pháp nào. Vậy, Công ty chứng khoán có thể tham khảo 3 báo giá của công ty chứng khoán trên thị trường để xác định giá trị hợp lý là giá bình quân của 3 báo giá đó như khi xác định giá trích lập dự phòng theo Thông tư số 146/2014/TT-BTC quy định về chế độ tài chính với công ty chứng khoán không?

Trường hợp khi áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý thì đối với chi phí ghi nhận khi đánh giá giảm các khoản đầu tư và doanh thu ghi nhận khi đánh giá tăng đang được ghi nhận vào lãi/lỗ chưa thực hiện. Vậy các doanh thu và chi phí này có phải tính thuế TNDN không? Theo quy định trước ngày 1/1/2017 (theo nguyên tắc giá gốc) thì khi chứng khoán giảm giá và trích lập dự phòng thì chi phí này vẫn được ghi nhận vào chi phí tính thuế TNDN.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Khoản 2, Điều 28 đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 quy định: "Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phải bảo đảm có căn cứ xác thực. Trường hợp không có cơ sở để xác định được giá trị một cách đáng tin cậy thì tài sản và nợ phải trả được ghi nhận theo giá gốc”.

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Công ty xác định giá trị hợp lý theo các trường hợp như sau:

Đối với các chứng khoán niêm yết, giá trị hợp lý là giá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi. Trường hợp tại ngày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.

Đối với cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn UPCOM, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá giao dịch đóng cửa trên sàn UPCOM tại ngày trao đổi. Trường hợp tại ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.

Đối với các chứng khoán chưa niêm yết khác, việc xác định giá trị hợp lý phải bảo đảm có căn cứ xác thực. Trường hợp không có cơ sở để xác định được giá trị một cách đáng tin cậy thì tài sản được ghi nhận theo giá gốc.

Đối với khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản khi áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý thì pháp luật thuế TNDN hiện hành không có quy định cho tính vào chi phí được trừ (khi đánh giá giảm các khoản đầu tư) hoặc thu nhập (khi đánh giá tăng các khoản đầu tư) khi tính thuế TNDN. Đây là vấn đề mới phát sinh, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu và có quy định khi sửa đổi, bổ sung các văn bản về thuế TNDN.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc thì đề nghị công ty phản ánh trực tiếp về Bộ Tài chính để kịp thời nghiên cứu giải đáp vướng mắc.

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm