Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Bêu tên" 42 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nợ gần 500 tỷ đồng tiền thuế

Nam Dũng

Thứ ba, 10/05/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Cục Hải quan tỉnh Lào Cai vừa công khai danh sách 42 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đang còn nợ thuế, nợ phạt chậm nộp tính tới cuối tháng 4/2022 với tổng số tiền là hơn 485,8 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức hiện đang nợ gần 53 tỷ đồng tiền thuế và bị Cục Hải quan Lào Cai "bêu tên" trong suốt thời gian qua. Ảnh minh hoạ: Internet

Tính từ đầu năm 2022 tới nay, đây là lần thứ 3 Cục Hải quan tỉnh Lào Cai lập báo cáo công khai 42 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nợ thuế, nợ cưỡng chế gửi Tổng cục Hải quan xem xét, xử lý theo quy định pháp luật, đồng thời công bố thông tin công khai trên cổng thông tin điện tử của cục.

Trong danh sách này gồm nhiều doanh nghiệp nợ thuế lớn, như: Công ty Cổ phần Khai thác chế biến khoáng sản Lào Cai nợ hơn 67,48 tỷ đồng, tiếp theo là Công ty TNHH Xây dựng Lan Anh nợ hơn 56,2 tỷ đồng; Công ty TNHH Thùy Linh nợ hơn 52,78 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức nợ hơn 52,75 tỷ đồng đồng; Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lan nợ hơn 52 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hưng Yên nợ hơn 47 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp nợ dưới 20 tỷ đồng: Công ty Phát triển số 1 nợ hơn 17 tỷ đồng; Công ty TNHH Ngọc Sơn nợ hơn 14,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại Kim Liên nợ hơn 10,59 tỷ đồng; Công ty Xuất nhập khẩu nông lâm nghiệp Hoàng Kim nợ hơn 9,6 đồng...

Trong số các doanh nghiệp nợ nhiều thuế chủ yếu là những công ty khai khoáng và xuất khẩu quặng kim loại, khoáng sản lớn, như: Công ty Cổ phần Khai thác chế biến khoáng sản Lào Cai; Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức; Công ty TNHH Xây dựng Lan Anh; Công ty TNHH Thùy Linh ...

Từ đầu năm tới nay, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đã nhiều lần lập báo cáo các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu nợ thuế, nợ cưỡng chế gửi Tổng cục Hải quan xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Đây cũng chính là các doanh nghiệp đã được Cục Hải quan tỉnh Lào Cai “bêu tên” từ năm 2021 với số nợ thuế và phạt chậm nộp ngày càng tăng thêm, nhưng các doanh nghiệp này vẫn chưa chấp hành nộp tiền theo thông báo.

Điển hình, Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức (thôn Yên Thịnh, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) được Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp phép khai thác mỏ quặng sắt tại xã Hưng Thịnh từ ngày 24/6/2011 với trữ lượng khai thác gần 10 triệu tấn. Công ty đã xây dựng nhà máy tuyển quặng từ tháng 12/2012 với tổng vốn đầu tư cho cả hai giai đoạn trên 400 tỷ đồng, công suất chế biến 250.000 tấn tinh quặng sắt/năm với hàm lượng sắt trên 65%. Đến tháng 4/2022, công ty vẫn đang nợ hơn 52,75 tỷ đồng và được "bêu tên" nhiều lần, xong chưa chấp hành.

Mặc dù, Cục Hải quan Lào Cai đã nhiều lần đốc thúc, “bêu tên” các doanh nghiệp này từ năm 2021 tới nay, tuy nhiên, vẫn chưa có doanh nghiệp nào chịu chấp hành nộp thuế theo thông báo. Không biết đến khi nào số thuế này mới thu được để nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định?

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm