Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra

Thái Hải

Thứ tư, 17/07/2024 - 22:03

(Thanh tra) - Ngày 17/7, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) đã tổ chức Hội thảo Đề tài khoa học cấp bộ “Phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra: Thực trạng và giải pháp”, do ThS Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học và Thông tin, Thư viện, Viện CL&KHTT làm chủ nhiệm.

ThS Lê Văn Đức trình bày đề cương nghiên cứu. Ảnh: TH

Theo ThS Lê Văn Đức, phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra còn tồn tại một số vấn đề trên cả phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.

Đó là, cơ sở lý luận về phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra chưa được làm sáng tỏ trên các phương diện về quyền sở hữu và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản của đối tượng thanh tra.

Cùng với đó là pháp luật thanh tra chưa quy định đầy đủ, rõ ràng phương thức, trình tự, thủ tục trong thời điểm thực hiện phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tải sản trong hoạt động thanh tra; thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan, tổ chức, đơn vi có liên quan trong phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra.

Ngoài ra, việc phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các chủ thể trong hoạt động thanh tra nên chưa được thực hiện nhiều trên thực tế. Theo chủ nhiệm đề tài, rủi ro này đến từ việc chưa xác định được đầy đủ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và những yếu tố tác động đến việc phong tỏa, tạm giữ tài sản của đối tượng thanh tra.

Với mục tiêu là đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra, chủ nhiệm đề tài cho biết, đề tài triển khai nghiên cứu 3 nội dung, đó là:

Nội dung 1: Cơ sở lý luận về phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra. Nội dung 2: Thực trạng phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra. Nội dung 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện việc phong tỏa tài khoản, tạm giữ và thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra.

Tại cuộc hội thảo, Ban Chủ nhiệm Đề tài xin ý kiến đại biểu về một số vấn đề sau: Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận về phong tỏa, tạm giữ và thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra; phạm vi, nội dung nghiên cứu; phương pháp, cách thức khi phân tích thực trạng phong tỏa, tạm giữ và thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra; các vấn đề trọng tậm cần nghiên cứu.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH

Đại diện Thanh tra TP Hà Nội cho rằng, đề tài làm rõ thêm các nội dung liên quan đến quy định pháp luật, cụ thể là cơ sở để phát hiện, phong tỏa tài khoản; thời điểm các quyết định phong tỏa tài khoản được gỡ bỏ để xóa bỏ hình thức phong tỏa. Việc thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra, trong quá trình thu hồi, một số không phải là tiền, hàng hóa thì việc bảo quản, hoặc để xảy ra mất mát thì sẽ xử lý như thế nào, trách nhiệm để xảy ra những việc này như thế nào?

TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT nhấn mạnh: Đây là đề tài có tính mới, việc thực hiện những quy định về phong tỏa, tạm giữ và thu hồi tài sản là những việc khó. Tuy nhiên, đề làm rõ các vấn đề phong tỏa tài khoản, thu hồi tài sản vẫn cần bám sát Luật Thanh tra. Do đó, đề tài cần phân tích rõ quyền trong hoạt động thanh tra trong việc phong tỏa tài khoản, tạm giữ và thu hồi tài sản.

Về kết cấu của đề tài, sau khi đề cập tới khái niệm thì nên đề cập tới vấn đề thẩm quyền, các yếu tố tác động thực hiện quyền.

Theo TS Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT, về cơ bản, nội dung triển khai đã đảm bảo được tên đã được phê duyệt. Đề tài nên tiếp cận trên cơ sở pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT cho rằng, đề tài nên tiếp cận ở nghĩa rộng; mục tiêu chung là phải nâng cao hiệu quả thực hiện phong tỏa tài khoản, tạm giữ, thu hồi tài sản trong hoạt động thanh tra thì Chương II nội dung nghiên cứu cũng phải tương ứng...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra đảm bảo công bằng, ngăn ngừa tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả thanh tra

Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra đảm bảo công bằng, ngăn ngừa tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả thanh tra

(Thanh tra) - Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra góp phần đảm bảo tính tính công bằng, khách quan, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động thanh tra, ngăn ngừa các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến kết quả thanh tra, đảm bảo các kết quả thanh tra được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả; đồng thời, ngăn ngừa tình trạng tái diễn các vi phạm, được đối tượng thanh tra chấp nhận, nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo cơ sở thực hiện kết luận, quyết định, kiến nghị xử lý về thanh tra.

Thái Hải

17:04 30/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm