Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng tổng mức đầu tư và chậm tiến độ

Chủ nhật, 14/09/2014 - 11:40

(Thanh tra) - Rà soát 16 dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ từ 3 - 5 năm và tăng tổng mức đầu tư từ 60 - 172%.

Dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đứng "top đầu" về việc đội vốn, chậm tiến độ. Ảnh: T.A

Các dự án ĐSĐT tăng mức đầu tư từ 60 - 172%

Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch Đầu tư, “hầu hết các dự án ĐSĐT đều phải điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư tăng so với ban đầu. Riêng dự án được thực hiện trên địa bàn trung tâm của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, công tác giải phóng mặt, tái định cư gặp nhiều vướng mắc, khó khăn làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng ảnh hướng đến tổng mức đầu tư; công trình ĐSĐT còn mới đối với Việt Nam, công nghệ và thiết bị đều mới, nhiều vật tư chuyên dụng khó đánh giá kiểm soát về giá.

Ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư khẳng định, tất cả các dự án ĐSĐT đã được phê duyệt trên địa bàn Hà Nội và TP HCM đều chậm tiến độ từ 3 - 5 năm so với dự kiến, và tổng mức đầu tư đều tăng từ 60 - 172% so với phê duyệt ban đầu.

Đứng "top đầu" về việc việc tăng đầu tư, chậm tiến độ là dự án tuyến ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng năm 2008, đến thời điểm này dù chưa triển khai thực hiện tuyến số 2 nhưng dự kiến tổng mức đầu tư của dự án này sẽ tăng lên mức 51.750 tỷ đồng (tương đương hơn 160%). Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét thuê thẩm định độc lập từ Đức để thẩm tra về đội vốn.

Trong khi đó, dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), cũng đã một lần tăng mức đầu tư 339 triệu USD. Theo Ban Quản lý Dự án đường sắt, Bộ GTVT việc đội vốn là do mua đoàn tàu tăng thêm 30% so với phê duyệt. Hiện, tiến độ chốt của dự án vào ngày 31/12/2015 thế nhưng chủ đầu tư dự án cho biết tiến độ này là khá căng thẳng.

Không chỉ ở Hà Nội, các dự án ĐSĐT ở TP Hồ Chí Minh cũng trong tình trạng tương tự. Đơn cử như dự án ĐSĐT tuyến Bến Thành - Suối Tiên cũng điều chỉnh thời gian hoàn thành đặc biệt là tăng mức đầu tư được phê duyệt vào năm 2007 là 17.387 tỷ đồng lên tới 47.325 tỷ đồng (tương đương tăng 172%) vào  năm 2011...

Khi hoàn thành, các tuyến ĐSĐT sẽ cùng với đường sắt Bắc - Nam phục vụ nhu cầu đi lại và giảm ùn tắc giao thông. Ảnh minh họa: T.A

Phải công khai, minh bạch cho nhân dân nắm rõ

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, phải nhìn thẳng vào sự thật và không đổ lỗi, việc chậm giải phóng mặt bằng làm đẩy chi phí dự án. "Chúng tôi cũng đã họp kiểm điểm và thấy rằng, khi nghiên cứu lập dự án còn quá sơ sài, chỉ là cái vỏ để ký kết. Toàn bộ khung tiêu chuẩn, chính sách pháp lý đến nay còn thiếu, chưa hoàn thiện, rồi lại phụ thuộc quá nhiều vào nhà tài trợ, tư vấn nước ngoài. Về mặt chủ quan thì do sự phối hợp giữa các Bộ, ngành địa phương chưa đồng bộ, ngành nào cũng giữ quan điểm của ngành đó mà không có sự phối hợp mang tính trách nhiệm”, ông Hùng nhấn mạnh.

Trong khi đó, lãnh đạo Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nguyên nhân của việc đội vốn, chậm tiến độ chủ yếu là do hiểu biết của chúng ta về loại hình này rất kém, dựa nhiều vào tư vấn. Trong khi đó, tư vấn lại là của nhà tài trợ. Việc thay đổi cơ chế, chính sách chỉ là một phần nhỏ, rồi cứ lấy lý do thay đổi công nghệ để tăng vốn, công nghệ gì mà thay đổi nhanh thế, mới 1 - 2 năm đã bảo lạc hậu.

Một thực tế đáng lo ngại là với đà triển khai như hiện nay nếu không có giải pháp mang tính đột phá và đồng bộ cộng với nỗ lực của các cơ quan liên quan thì các dự án ĐSĐT sẽ còn "đánh đu" với tiến độ. Bởi, xét về quy mô thì hầu hết những dự án ĐSĐT đang triển khai đều là những dự án lớn, chưa có thông lệ ở Việt Nam, chưa có con người đủ kiến thức, đủ bản lĩnh để nghiên cứu thấu đáo.

Người đứng đầu Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu, cần tập trung các giải pháp để khắc phục tồn tại, bất cập, đưa ra kế hoạch triển khai đối với các dự án. Bộ GTVT đã gửi báo cáo trong đó có đề nghị Chính phủ, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới thực trạng này. Trong đó nhấn mạnh tới nguyên nhân chủ quan là yếu tố con người. Đồng thời sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập Ban Chỉ đạo chung về ĐSĐT do Bộ trưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban, Phó ban là hai Thứ trưởng của Bộ và 2 Phó Chủ tịch của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề liên quan. “Chúng ta phải công khai, minh bạch cho nhân dân nắm rõ. Không né tránh trách nhiệm, không đùn đẩy. Bởi các dự án hết sức bức thiết để phục vụ đi lại cho người dân, giảm ùn tắc giao thông", Bộ trưởng Thăng nêu rõ.

T.A

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024
Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Bùi Bình

20:04 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm