Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sức sống mới trên vùng tái định cư

Thứ ba, 03/05/2016 - 06:30

(Thanh tra) - Sau 10 năm thực hiện dự án di dân tái định cư (TĐC), đến nay đã có 11.648 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ở; 10.128 hộ được cấp GCNQSDĐ sản xuất; thu nhập bình quân đạt 1,28 triệu đồng/người/tháng; tỷ lệ hộ nghèo còn 18,13%; trên 75% hộ có nhà xây kiên cố; 99% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia…

Cà phê được mùa trên khu TĐC Quỳnh Phố, xã Chiền Đen TP Sơn La. Ảnh: Hồng Bài

Chiến dịch đại di dân

Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La được xây dựng năm 2003, trên địa bàn xã Ít Ong, huyện Mường La.

Ngày 29/11/2004, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 196 phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân TĐC dự án thủy điện Sơn La. Tỉnh Sơn La có 169 bản, 17 xã của 3 huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu với 12.584 hộ dân phải di chuyển khỏi vùng ngập lòng hồ. Đây là một cuộc đại di dân lớn nhất cả nước. Đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La. Vì thực hiện di dân TĐC liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống đồng bào các dân tộc. Trong khi cơ sở hạ tầng ở các khu TĐC chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, nhất là hệ thống đường giao thông, công trình nước sinh hoạt, điện, trường học, trạm y tế… người dân đến ở khu, điểm TĐC sẽ gặp nhiều khó khăn. Để người dân đồng thuận, yên tâm rời bỏ quê hương, bản quán, nơi đã gắn bó bao đời để đến nơi ở mới là cả một cuộc cách mạng tư tưởng chinh phục lòng người.

Với tinh thần “tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, trong thời gian 10 năm, Sơn La đã hoàn thành công tác quy hoạch, xây dựng 70 khu, 276 điểm TĐC thuộc 8/12 huyện, thành phố trong tỉnh.

Quỳnh Nhai có 8.435 hộ, trên 36.000 nhân khẩu thuộc 9 xã, 99 bản và toàn bộ trung tâm hành chính huyện phải di chuyển đến địa điểm mới. Đây là huyện có số dân phải di chuyển lớn nhất tỉnh Sơn La. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tháng 4/2010, Quỳnh Nhai đã hoàn thành di chuyển 100% số hộ dân và khu trung tâm hành chính huyện ra khỏi vùng ngập lòng hồ, đảm bảo đúng tiến độ.

Huyện Mường La, nơi xây dựng nhà máy thủy điện đã phải tổ chức thành 2 giai đoạn di dân. Giai đoạn 1 từ năm 2003 - 2004: Di chuyển dân chủ yếu là xã Ít Ong, để lấy mặt bằng thi công và xây dựng công trường. Giai đoạn 2 từ năm 2005 - 2010: Chuyển dân giải phóng vùng ngập lòng hồ thủy điện. Cả 2 giai đoạn, Mường La đã di chuyển 3.527 hộ, trên 16.000 khẩu thuộc 55 bản của 5 xã đến khu TĐC.

Tại các khu, điểm TĐC, những hộ dân sở tại đã nhường nhà, chia đất cho các hộ dân TĐC, cùng nhau chia sẻ khó khăn như anh em ruột thịt trong những ngày đầu về nơi ở mới. Đó là yếu tố, động lực quan trọng góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc đại di dân ở Sơn La.

Cây chè, nguồn thu chính của người dân khu TĐC xã Tân Lâp, huyện Mộc Châu. Ảnh: Hồng Bài

Sự khởi sắc trên vùng đất mới 

Tổng kết 10 năm công tác TĐC Thủy điện Sơn La, ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La khẳng định: Công tác ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ dân TĐC tại nơi ở mới được đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể nơi tiếp nhận dân TĐC, vận động nhân dân nơi sở tại nhường đất, nhường nguồn nước, giúp các hộ TĐC dựng lại nhà để ổn định chỗ ở; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất và tổ chức giao đất cho các hộ dân TĐC phát triển sản xuất… Đến nay, chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân trên khu, điểm TĐC không ngừng được nâng cao.

Ông Đinh Xuân Mến, Trưởng Ban Quản lý di dân TĐC huyện Quỳnh Nhai cho biết: Sau khi hoàn thành công tác di dân đến nơi ở mới, huyện Quỳnh Nhai tiến hành ngay việc triển khai xây dựng các dự án thành phần tại các khu, điểm TĐC và các dự án phục vụ TĐC. Đồng thời tiến hành giao 165ha đất ở, 3.950ha đất sản xuất cho 3.822 hộ TĐC. Phân công cán bộ về cơ sở chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi ngành nghề cho nông dân. Các khu, điểm TĐC đã thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, phát triển nghề nuôi cá lồng, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Nhiều hộ dân TĐC đã có thu nhập ổn định, có của ăn của để. Có những gia đình đã trở thành tỷ phú từ nuôi cá lồng trên quê mới.

Trước khi di chuyển, thu nhập bình quân đầu người của dân TĐC Quỳnh Nhai chỉ đạt 0,3 triệu đồng/tháng (2005). Năm 2015, tăng lên 1,2 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,6% (năm 2005) xuống còn 14,3% năm 2015, gần 100% hộ có nhà kiên cố, nhà sàn vững chắc, 100% hộ được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh và được sử dụng điện lưới quốc gia.

Đời sống của người dân tại các khu, điểm TĐC các huyện Sông Mã, Yên Châu, Mai Sơn, thành phố Sơn La… đều được nâng cao, bộ mặt nông thôn vùng TĐC không ngừng khởi sắc. Người dân TĐC đã thực sự yên tâm sinh sống, lập nghiệp trên quê hương mới.

Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024
Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Bùi Bình

20:04 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm