Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 17/07/2015 - 08:09
(Thanh tra) - Tiếp tục phát huy nguồn vốn huy động ngoài ngân sách, ngành Giao thông Vận tải (GTVT) dự kiến sẽ huy động khoảng 347.782 tỷ đồng để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) trong 5 năm tới.
Nguồn vốn xã hội hóa sẽ được tập trung đầu tư đường bộ cao tốc trong giai đoạn 5 năm tới. Ảnh: T.A
Tập trung đầu tư đường cao tốc và quốc lộ trọng yếu
Bộ GTVT cho biết, nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHTGT giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 1.015.106 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến huy động nguồn ngoài ngân sách Nhà nước khoảng 347.782 tỷ đồng (34,3%). Theo kế hoạch xã hội hóa đầu tư KCHTGT giai đoạn này thì nguồn vốn dự kiến huy động ngoài ngân sách với lĩnh vực đường bộ là 179.000 tỷ/651.076 tỷ đồng; hàng hải 44.000 tỷ/67.949 tỷ đồng, đường thủy nội địa 13.000 tỷ/33.579 tỷ đồng; hàng không 56.000 tỷ/101.027 tỷ đồng và đường sắt 14.000 tỷ/119.123 tỷ đồng.
Theo Phó Trưởng Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư (PPP) của Bộ GTVT Vũ Tuấn Anh, vốn ngoài ngân sách huy động sẽ ưu tiên vào hệ thống đường bộ, tập trung chủ yếu là đường cao tốc và một số tuyến quốc lộ trọng yếu. Đường hàng không sẽ đầu tư vào các nhà ga sân bay trong đó có Sân bay Long Thành. Hàng hải sẽ ưu tiên tập trung kết cấu hạ tầng hàng hải trong đó có các cảng đầu mối trung chuyển và các cảng chuyên dùng. Đường thủy nội địa, hệ thống cảng chuyên dùng, luồng tuyến đường thủy trọng yếu khu vực phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sẽ được tập trung đầu tư. Còn lại, đường sắt sẽ tập trung đầu tư xây dựng các nhà ga, kho bãi, bãi hàng, khu dịch vụ.
Đầu tư PPP phải nằm trong quy hoạch và kế hoạch
Bộ GTVT nhận định, bên cạnh các hình thức đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước thì một số dự án đầu tư mới như doanh nghiệp tự thực hiện đầu tư, hình thức đầu tư PPP (đối tác công tư), hình thức hợp tác của các doanh nghiệp đang được giao quản lý là các hình thức đầu tư có khả năng huy động nguồn vốn xã hội hóa cao. Trong đó, hình thức doanh nghiệp tự thực hiện đầu tư là hình thức xã hội hóa cao nhất. Hình thức này hiện nay đã áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực cảng biển, cảng đường thủy nội địa.
Bên cạnh đó, một hình thức đầu tư rất đáng chú ý khác là PPP. Đây là hình thức đầu tư áp dụng cho các dự án đầu tư xây dựng có thể xác định được doanh thu, chi phí rõ ràng, xác định phương án tài chính cụ thể, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Thêm nữa, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư sẽ ký kết hợp đồng để đầu tư các dự án KCHTGT thông qua các hợp đồng BOT, BTO, BOO... đã được quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
Tuy nhiên, PPP là hình thức khá mới tại Việt Nam. Ngành GTVT chưa có nhiều kinh nghiệm trong đấu thầu đối với dự án PPP, do đó còn có ý kiến lo ngại.
Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Tăng cho biết, các dự án PPP phải được thực hiện nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư bài bản trước khi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Quá trình nghiên cứu phải qua các giai đoạn: Đề xuất dự án đến báo cáo nghiên cứu khả thi và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Ông Paul Vallery - chuyên gia cao cấp về giao thông của Ngân hàng Thế giới chia sẻ kinh nghiệm: Hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đều thành lập Ban PPP Trung ương nhằm củng cố các kỹ năng cần thiết, phát triển và quản lý danh mục PPP từ tư vấn chính sách và chương trình cho đến xây dựng và đánh giá dự án, đảm bảo tính đồng bộ chính sách, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật...
Đây chắc chắn sẽ là gợi ý mang tính gợi mở và là kinh nghiệm quý báu để Việt Nam triển khai các dự án PPP, đặc biệt là trong đấu thầu các dự án PPP lĩnh vực giao thông, một lĩnh vực mới mà ta chưa có nhiều kinh nghiệm.
Giai đoạn 2011-2015 có 70 dự án đường bộ với chiều dài 2.217 km được đầu tư xây dựng bởi hơn 202 nghìn tỷ đồng theo hình thức BOT, BT. Hiện nay,45 dự án với tổng chiều dài 2.100 km sẽ được tiếp tục đầu tư với khoảng 235.300 tỷ đồng.
Lĩnh vực hàng không cũng ghi nhận gần 40 nghìn tỷ tập trung được đầu tư từ năm 2011-2014.
Các lĩnh vực còn lại cũng được đầu tư từ hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn tỷ đồng từ các nguồn khác nhau trong đó có nguồn không nhỏ từ vốn xã hội hóa...
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Bùi Bình
20:04 13/12/2024TC
13:00 13/12/2024T.T
00:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà