Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 24/08/2018 - 13:12
(Thanh tra)- Vấn đề mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã được đặt ra từ lâu nhưng trở nên đặc biệt nóng trong thời gian gần đây. Còn trên báo chí, có thể nhận thấy rất rõ sức nóng của dư luận về sức ép quá tải “từ trong ra ngoài, từ trên trời xuống dưới đất” tại Tân Sơn Nhất. Nếu không sớm mở rộng thì sân bay Tân Sơn Nhất chắc chắn sẽ thất thủ trước khi sân bay Long Thành được đưa vào sử dụng.
Dù đã cơi nới hết cỡ, các sảnh chờ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đều bị quá tải. Ảnh: BT
Nhà ga hết cách cơi nới
Tình trạng ùn tắc ở khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (HKQT TSN) đang gây bức xúc cho hành khách, đặc biệt khi thời điểm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 không còn xa. Hiện nay, sân bay TSN tắc cả trên trời, nhà ga và cả phía ngoài đường.
Nguyên nhân dẫn đến tắc trên trời trước hết là do tắc ở dưới mặt đất. Sân bay TSN hiện chỉ có 51 vị trí đỗ, trong khi nhu cầu cần khoảng 80 vị trí. Hiện trong điều kiện khai thác bình thường, tại nhiều khung giờ, rất nhiều chuyến bay đi và đến Cảng HKQT TSN đều bị kéo dài thời gian do quá tải tại khu bay. Nhiều chuyến bay mất 20 đến 30 phút để xuất phát (thông thường chỉ từ 10 đến 15 phút). Ngược lại, nhiều chuyến bay phải bay vòng trên trời chờ từ 15 đến 60 phút mới được hạ cánh.
Trong khi đó, theo Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, do Nhà ga Cảng HKQT TSN phải phục vụ số lượng hành khách vượt quá công suất thiết kế nên các tiện ích như quầy thủ tục hành khách, soi chiếu an ninh, các sảnh chờ, sân đỗ máy bay và hệ thống giao thông kết nối... đều bị quá tải.
Bên cạnh đó, hạn chế trong phong cách phục vụ của một số nhân viên, ý thức của hành khách trong quá trình sử dụng tiện ích nhà ga cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ chung của cảng hàng không. Thậm chí, Hãng hàng không Jetstar Pacific còn bố trí nhân viên cầm máy tính bảng, máy in tìm khách để làm thủ tục bay di động. Những cách làm này có thể giảm tắc nghẽn nhưng không ăn nhập với loại hình dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao như hàng không.
Trong một diễn biến có liên quan, ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng HKQT TSN cho hay, công suất thiết kế của sân bay là 25 triệu khách/năm. Năm 2016, với các biện pháp “cơi nới”, sân bay khai thác ở mức 32 triệu khách. Sang năm 2017, với phương cách dời vách ngăn nhà ga ra sát khu vực ô tô đến đón khách, tổng diện tích 40.000m2 của nhà ga không còn chỗ nào để cơi nới thêm. Trong năm này, sân bay đã đón trên 36 triệu hành khách. Theo dự đoán của các chuyên gia, từ nay đến 2020, mỗi năm sân bay này sẽ tăng 10-15% hành khách/năm. Trong nhà ga, lượng hành khách đã vượt gần 5 triệu hành khách/năm so với thiết kế, đạt gần 20 triệu hành khách, trong khi năng lực là 15 triệu hành khách/năm.
Ông Tú cũng cho biết, khó khăn lớn nhất, khiến sân bay hầu như không có dư địa tăng trưởng là hết chỗ đỗ cho máy bay. Theo ông Tú, chỉ cần tăng chỗ đỗ máy bay, nhà ga, với đường băng hiện hữu, Cảng HKQT TSN hoàn toàn có thể đón thêm khách, thêm tàu bay. Nếu không có thêm chỗ đỗ, tăng máy bay sẽ lại ách tắc vùng trời. Ách tắc ở sân bay TSN không chỉ là vấn đề riêng mà ảnh hưởng đến toàn hệ thống sân bay, ngành hàng không, người đi máy bay cả nước và nước ngoài đi - đến Việt Nam.
Chủ trương hợp lòng dân
Phân tích về thực trạng hiện nay của Cảng HKQT TSN, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, người có nhiều nghiên cứu về sân bay TSN cho hay, việc mở rộng sân bay này đặc biệt cấp bách và không gặp khó khăn do quỹ đất dự phòng còn nhiều. Hiện, tổng diện tích khu vực sân bay TSN khoảng 1.500ha. Trong khi đó, phần dành cho sân bay chỉ khoảng 850ha, phần còn lại do Bộ Quốc phòng quản lý và phần lớn dành làm sân golf.
Tại hội nghị phối hợp công tác giữa TPHCM và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa diễn ra tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng thống nhất việc mở rộng sân bay TSN về phía Bắc và phía Nam (phía Bắc sẽ được mở thêm khoảng 201ha và phía Nam vào khoảng 70 – 80ha). Trong đó, phía Bắc chuyển các dịch vụ tham gia bảo dưỡng, cảng hàng hóa; phía Nam sẽ làm các nhà ga. Bộ sẽ phối hợp cùng TPHCM tính toán kết nối giao thông các loại trong đó có cả đường trên cao, đường tàu ngầm để giúp sân bay TSN đủ sức cạnh tranh với sân bay Long Thành. Đồng thời, Bộ GTVT sẽ phối hợp với TPHCM, kể cả Bộ Quốc phòng để cải tạo một số tuyến đường bên trong sân bay để kết nối giao thông đồng bộ, lâu dài, bền vững.
Ông Nguyễn Văn Quang, người dân sống lâu năm tại phường 10, quận Gò Vấp (TPHCM) phấn khởi nói: “Người dân rất mừng khi Chính phủ cùng các bộ, ngành hữu quan đã quyết liệt mở rộng sân bay TSN và Bộ Quốc phòng cũng đã hứa giao đất. Việc mở rộng bằng cách xây thêm nhà ga mới đối diện nhà ga hiện nay sang phía bên kia đường băng, hướng ra đường Quang Trung còn mở ra nhiều cửa tiếp cận TP, đặc biệt nối với quốc lộ 1A gần đó sẽ giải tỏa khách rất nhanh đi Tây Nam bộ, đi Đồng Nai mà không phải qua trung tâm TP… Việc này đáng ra phải làm từ lâu chứ không phải đến bây giờ”.
Thông tin từ Văn phòng UBND TPHCM ngày 22/8 cho biết, UBND TP vừa giao Sở GTVT TP chủ trì triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về tình hình triển khai lập quy hoạch mở rộng sân bay TSN.
Liên quan đến việc lập quy hoạch mở rộng Cảng HKQT TSN, trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu UBND TPHCM phối hợp với Bộ GTVT để rà soát, hoàn thiện phương án quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khu vực sân bay đảm bảo việc đầu tư và khai thác, sử dụng đường giao thông được thuận tiện và bảo vệ môi trường. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho người dân, xã hội biết mục đích và ý nghĩa to lớn của việc quy hoạch mở rộng sân bay TSN theo đúng tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
Bảo Trâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo cơ quan chức năng, toàn bộ công trình xây dựng Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa được xây dựng trên diện tích hơn 40.000m2, vừa được đấu giá thành bằng hình thức đấu giá trực tuyến với giá trúng là hơn 88 tỷ đồng.
Hương Trà
09:24 11/12/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, tăng trưởng giá bất động sản của Việt Nam là gần 60%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ, Australia - đang ở mức trên dưới 50%, hay Nhật Bản- Singapore, hiện ở mức trên dưới 40%, theo số liệu thống kê của trang batdongsan.com
Uyên Uyên
17:33 04/12/2024Uyên Uyên
11:16 04/12/2024Trung Hà
14:24 03/12/2024Văn Thanh
19:47 01/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà