Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bao giờ hết “lùng nhùng” quản trị chung cư?

Thứ ba, 07/07/2015 - 11:47

(Thanh tra)- Theo quy định của pháp luật, khi người dân đến ở quá 50% hoặc vào ở ổn định tại chung cư 1 năm thì chủ đầu tư (CĐT) phải có trách nhiệm thành lập ban quản trị (BQT) tòa nhà (gồm đại diện của CĐT và đại diện của cư dân sống tại tòa nhà đó). Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này trên thực tế còn rất chậm và để lộ nhiều khoảng trống bất cập.

Diện tích tầng 1 các tòa nhà đều được CĐT hoặc công ty quản lý cho thuê lấy tiền. Ảnh: Trần Quý

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ UBND các quận, huyện, tính đến tháng 4/2015, trên địa bàn Hà Nội mới thành lập được 156 BQT nhà, cụm nhà chung cư và đang quản lý 259/599 nhà chung cư, đạt tỷ lệ 36% số nhà chung cư đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Đối với 155 tòa nhà tái định cư với 13.487 căn hộ đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, bàn giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý mới có 14 BQT tại 16 tòa chung cư trên tổng số 155 tòa. Con số này còn quá thấp so với tốc độ phát triển của các tòa nhà chung cư, khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội những năm gần đây.

Việc chưa “phân định” ai là chủ thể quản trị nhà chung cư đang là điểm nóng “tranh chấp” giữa cư dân với CĐT hoặc công ty được giao quản lý. Tình trạng “cha chung không ai khóc”, thang máy “chết” hàng tháng trời không ai ngó ngàng; nhà cửa xuống cấp không được bảo trì… đang diễn ra tại các tòa nhà chưa có BQT.

Các tòa nhà tái định cư được đưa vào sử dụng gần 10 năm nay nhưng vẫn chưa có BQT nhà. Việc quản lý tầng 1 các tòa nhà đều do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý. Hiện họ chỉ cho một số diện tích nhỏ ở tầng 1 để các hộ dân để xe, còn lại đều cho thuê mặt bằng để thu tiền, kể cả khoảng không, sân chơi. Tiền dịch vụ thang máy, phí vệ sinh hàng tháng vẫn được nhân viên công ty thu của các hộ dân. Thế nhưng, khi thang máy hỏng hóc hoặc nhà cửa xuống cấp thì họ không chịu bảo trì.

“Hiện các nhà tái định cư tại khu Trung Hòa - Nhân Chính mỗi tòa nhà chỉ còn 1 thang máy hoạt động, có thang máy hỏng hàng tháng nay nhưng họ không sửa chữa. Khi người dân đóng góp tiền vào sửa chữa thì bị phía Cty quản lý gây khó khăn?”, ông Trần Ngọc Quang, Tổ trưởng Tổ dân phố 40, khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính bức xúc.

Khi PV hỏi về công tác quản trị chung cư, ông Nguyễn Quý Trạch, Bí thư Chi bộ Khu định cư NoII - Khu nhà tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính tỏ vẻ mất lòng tin về các cấp quản lý. “Tình trạng nhà ở xuống cấp, các thiết bị như: Thang máy; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hệ thống thoát nước; điện... đều bị hư, hỏng nhưng không thấy công ty đoái hoài. Chúng tôi đã làm đơn gửi các cấp chính quyền nhưng cũng không được giải quyết”.

Tình trạng trên xảy ra ở hầu hết tại các khu chung cư, nhà tái định cư như: Đền Lừ; Việt Hưng; Nam Trung Yên…

Theo ghi nhận của PV, những tranh chấp giữa CĐT và người dân tại các khu chung cư xoay quanh bài toán lợi ích chung - riêng, bởi thực tế diện tích tầng một mang lại lợi nhuận cho thuê thường không được các CĐT minh bạch. CĐT cho rằng, phải lấy lợi nhuận kinh doanh tại tầng 1 để bù đắp chi phí bảo trì chung cư, nhưng lại không công khai minh bạch các nguồn thu, chi phí; trong khi giá dịch vụ liên tục tăng. Điều này dẫn đến phát sinh mâu thuẫn giữa các bên, nhất là diện tích chung - riêng. Do đó, các hợp đồng mua - bán, cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này cần có quy định cụ thể để quy trách nhiệm các bên.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nguyên nhân của tình trạng này là do một số CĐT chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật, chậm triển khai tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu BQT. Một nguyên nhân khác là chưa có chế tài xử lý đối với trường hợp các CĐT, đơn vị được giao quản lý vận hành không thực hiện hoặc chậm thực hiện việc tổ chức bầu BQT.

Dư luận đặt vấn đề về việc chậm thành lập BQT nhà chung cư phải chăng vì lợi ích của chính CĐT, hoặc công ty quản lý trong việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư cũng như việc quản lý, sử dụng phần diện tích chung của tòa nhà nên họ cố tình chây ỳ, dây dưa?

Để khắc phục tồn tại trên, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu Sở Xây dựng phải đôn đốc các ngành, đơn vị tổng rà soát, phân loại và có quy trình, quy định vận hành, quản lý từng nhà, từng khu phù hợp với nguồn gốc hình thành.

Liên quan đến vấn đề này, Thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND TP Hà Nội. Đoàn thanh tra sẽ làm rõ việc quản lý, sử dụng diện tích tầng 1 nhà chung cư, tái định cư trên địa bàn TP Hà Nội.

Box. Việc thành lập BQT nhà chung cư được quy định cụ thể tại Quyết định 01/2013 và Quyết định 08/2008 của Bộ Xây dựng, với quy trình thành lập gồm: Tổ chức hội nghị nhà chung cư, bầu BQT và công nhận BQT nhà chung cư. Trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thuộc CĐT. Khi có 50% tổng số căn hộ được bán trở lên, thì CĐT có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu. Sau 10 ngày nhận được biên bản hội nghị nhà chung cư, UBND quận, huyện có trách nhiệm công nhận BQT.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024
Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Yên Bái đẩy mạnh công tác triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Yên Bái đã phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai và triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh. Buổi làm việc có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Bùi Bình

20:04 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm