Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/11/2016 - 08:33
(Thanh tra) - Số liệu trên được đưa ra tại Hội thảo về Giải pháp Tài chính và Bảo hiểm rủi ro thiên tai được Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức ngày 15/11 tại Hà Nội.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: QT
Theo mô hình rủi ro thiên tai được trình bày tại Hội thảo, mỗi năm, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất lên đến 30,2 nghìn tỷ VND (1,4 tỷ USD) do lũ, bão và động đất. Tài sản của dân cư và tài sản của khu vực công (công sở và hạ tầng công cộng) lần lượt chiếm 65% và 11% tổng thiệt hại. Trong vòng 50 năm tới, với xác suất 40%, Việt Nam có thể phải chịu thiệt hại vượt quá 141,2 nghìn tỷ VND (6,7 tỷ USD) do lũ, bão hoặc động đất. Các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ có tỷ lệ nghèo cao hơn cũng có xu hướng đối mặt với thiệt hại kinh tế nghiêm trọng hơn.
Lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, mô hình rủi ro thiên tai giúp Chính phủ có đánh giá tốt hơn về khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tổn thất do thiên tai. Mô hình này cũng có thể được sử dụng nhằm lập kế hoạch ứng phó với các tác động về tài chính của thiên tai trước khi chúng xảy ra. Mô hình hoàn chỉnh sẽ được chuyển giao vào tháng 12/2016.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận về các công cụ đảm bảo tài chính cho rủi ro thiên tai hiện đang được Chính phủ sử dụng cũng như kinh nghiệm quốc tế liên quan tới các giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai. Chính phủ hiện đang sử dụng một số nguồn kinh phí để cung cấp tài chính cho công tác ứng phó và phục hồi sau thiên tai, bao gồm nguồn dự phòng ngân sách ở Trung ương và các địa phương, các khoản phân bổ ngân sách cụ thể, nguồn dự trữ Nhà nước bằng vật chất, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng chống thiên tai, các công cụ chuyển giao rủi ro như bảo hiểm, và viện trợ của các nhà tài trợ.
Việt Nam có thể phải chịu tổn thất 30,2 nghìn tỷ VND/năm do thiên tai. Ảnh: QT
Hiện nay tất cả các cấp còn lệ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương để trang trải cho các chi phí khắc phục sau thiên tai. Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập ở cấp tỉnh còn nhiều những hạn chế, khiến cho các quỹ này không thể vận hành được một cách đầy đủ, trong khi đó các công cụ chuyển giao rủi ro mang tính đổi mới vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.
Các đại biểu cho rằng, Việt Nam cần một chiến lược bảo vệ tài chính nhằm bảo vệ người dân và ngân sách tốt hơn khỏi những chi phí do thiên tai gây ra. Thông qua việc kết hợp các công cụ tài chính khác nhau nhằm đảm bảo kinh phí cho công tác ứng phó và tái thiết, chiến lược bảo vệ tài chính có thể là một bộ phận trong chương trình tổng thể về quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia Kinh tế Trưởng của WB tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thiên tai và biến đổi khí hậu, dẫn tới tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, chủ yếu lên người nghèo. Một cách tiếp cận mang tính chiến lược nhằm cải thiện khả năng chống chịu của đất nước trước những cú sốc như vậy sẽ giúp bảo đảm an toàn sinh kế của người dân và giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và những tiến bộ đạt được trong quá trình phát triển. Việc hỗ trợ xây dựng chiến lược này là một trong những ưu tiên của WB trong quá trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, việc xây dựng, phát triển các hệ thống giải pháp tài chính mới về quản lý rủi ro và chuyển giao rủi ro thiên tai là rất cần thiết. Trong đó, giải pháp về bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách Nhà nước, chuyển giao rủi ro ra thị trường quốc tế mà còn góp phần tăng cường nhận thức về rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch và phòng, chống thiên tai.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà