Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 22/01/2017 - 20:52
Bãi thải hơn 4 triệu tấn của nhà máy phân bón DAP Đình Vũ (Hải Phòng) và 2 nhà máy khác của Việt Nam được coi như những "quả bom" môi trường, tiềm ẩn nguy cơ một "Formosa thứ 2" có thể được giải quyết triệt để bằng công nghệ mới.
Bãi thải bã thạch cao của nhà máy phân bón DAP Đình Vũ đang là mối họa lớn về môi trường đối với thành phố Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Sang.
Ngày 21/1, Viện Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức họp hội đồng khoa học kết hợp hội nghị khoa học về sản phẩm thạch cao nhân tạo thu được từ quá trình xử lý chất thải GYPS (bã thải thạch cao phosphogyp) từ nhà máy phân bón DAP Đình Vũ, Hải Phòng.
Đây là lần đầu tiên một cuộc họp hội đồng khoa học của một đề tài nghiên cứu khoa học được tổ chức một cách công khai với sự tham dự của các cơ quan truyền thông. Nhiệm vụ của đề tài là tìm ra quy trình công nghệ để chế biến bã thải thạch cao của dự án DAP Đình Vũ thành thạch cao nhân tạo làm phụ gia cho sản xuất xi măng.
Đơn vị thực hiện đề tài là các nhà khoa học thuộc Công ty TNHH Ngọc Linh. Theo PGS.TS Lương Đức Long, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), chủ tịch hội đồng khoa học, đề tài do Công ty Ngọc Linh tự bỏ ngân sách thực hiện và đề nghị Viện Vật liệu xây dựng tổ chức hội đồng khoa học để đánh giá và kiểm định chất lượng sản phẩm.
Bãi thải thạch cao của nhà máy DAP Đình Vũ từ lâu đã trở thành vấn đề môi trường nhức nhối của thành phố Hải Phòng.
Theo ông Phạm Quốc Ka, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng thì DAP Đình Vũ là một trong những trọng điểm về ô nhiễm, trong đó vị trí ô nhiễm nhất chính là bãi thải thạch cao gây nên nhiều bức xúc.
Theo ông Ka, trong quá trình vận hành nhà máy DAP Đình Vũ đã nhiều lần xảy ra sự cố, đặc biệt là trong việc thu gom và xử lý nước rỉ từ bãi thải thạch cao. Bên cạnh đó là bụi, hơi axit làm ô nhiễm môi trường không khí.
"Bãi thải thạch cao của nhà máy nằm ngay vị trí cửa ngõ đi vào vùng du lịch Cát Hải, Cát Bà, lại ở đầu nguồn gió và gần nguồn nước ngầm nên dễ gây ô nhiễm khi xảy ra sự cố" - ông Ka cho hay.
Đi vào vận hành từ năm 2009, tính tới cuối năm 2016, lượng phế thải thạch cao tích tụ tại bãi thải của DAP Đình Vũ đã lên tới gần 4 triệu tấn, hoàn toàn chưa được xử lý. Bã thải thạch cao tiềm ẩn nguy cơ rất lớn với môi trường do chứa nhiều chất độc hại như axít và các muối kim loại nặng, phóng xạ.
Ngoài DAP Đình Vũ, hiện còn có 2 nhà máy có nguồn phát sinh nguồn bã thải thạch cao lớn là Công ty CP DAP số 2 tại Lào Cai và tại Công ty CP hóa chất và phân bón Đức Giang - Lào Cai. Tính đến nay, tổng lượng bã thải thạch cao tồn đọng còn khoảng 5,6 triệu tấn.
Theo dự tính, với lượng phát sinh bã thải thạch cao từ các nhà máy phân bón và thức ăn gia súc khoảng 460 - 750 tấn/năm, ước tính, đến năm 2020, lượng bã thải sẽ lên tới 4 triệu tấn/năm.
Trong bối cảnh đó, việc tìm ra công nghệ xử lý bã thải thạch cao thành sản phẩm phụ gia cho quá trình sản xuất xi măng của các nhà khoa học ở Công ty Ngọc Linh được đánh giá là có nhiều ý nghĩa trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời tạo ra loại phụ gia vật liệu xây dựng có giá thành rẻ.
Nhu cầu thạch cao trong sản xuất xi măng của Việt Nam hiện nay khoảng gần 3 triệu tấn/năm và sẽ tăng lên gần 4 triệu tấn vào năm 2020, chủ yếu là nhập khẩu do Việt Nam không có mỏ thạch cao tự nhiên. Trong khi đó, sản phẩm thạch cao nhân tạo sản xuất từ bã thải thạch cao có giá chỉ bằng 50-70% giá nhập khẩu.
Trong dự thảo kết luận của hội đồng khoa học đánh giá đề tài, ông Lương Đức Long cho biết, hiện cũng đã có một số công ty đã tìm cách tái chế bã thải thạch cao nhưng quy trình công nghệ bằng phương pháp hóa học của Công ty Ngọc Linh hoàn toàn khác và là bí quyết công nghệ độc đáo của các nhà khoa học của công ty.
Ông Long cũng khẳng định, quy trình công nghệ mà các nhà khoa học thực hiện đề tài đưa ra có cơ sở khoa học và có thể xử lý được các sản phẩm thạch cao đạt yêu cầu chất lượng của phụ gia sản xuất xi măng. Tuy nhiên, hội đồng cũng yêu cầu những người thực hiện đề tài làm rõ hơn quy trình công nghệ.
Được giới thiệu là người theo dõi nghiên cứu từ những ngày đầu, ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, sở dĩ ông có mặt trong hội nghị là vì trong một cuộc họp Hội đồng Nhân dân Hải Phòng, có cử tri đã nói rằng, nếu không xử lý được vấn đề của DAP Đình Vũ thì đây có thể là nơi xảy ra sự cố Formosa thứ 2. Vì vậy, khi nghe nghiên cứu của Công ty Ngọc Linh, ông Lưu đã đề xuất liên hệ với Hải Phòng để đưa công nghệ đang nghiên cứu xử lý cho nhà máy DAP Đình Vũ.
"Đây là một hướng đi rất đáng hoan nghênh khi công ty tư nhân tự bỏ tiền ra nghiên cứu. Nhưng quan trọng cuối cùng là sản phẩm được sản xuất ra đảm bảo tính ổn định, đảm bảo được các tiêu chí về môi trường cũng như mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội lâu dài" - ông Lưu khẳng định.
Ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng hoan nghênh nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đến từ một công ty tư nhân. Tuy nhiên, ông Hà cho rằng, nghiên cứu cần phải hoàn thiện quy trình sản xuất để đảm bảo quá trình sản xuất đại trà được suôn sẻ.
"Chúng ta đều biết từ ý tưởng khoa học đến thử nghiệm rồi lưu hành đại trà là một quá trình và không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhiều nghiên cứu tốt, sản xuất thử nghiệm tốt nhưng đến lúc sản xuất đại trà lại ko tốt. Nếu chúng ta ko làm tốt thì sản phẩm chỉ để trưng bày" - ông Hà nói.
Bên cạnh đó, ông Hà cũng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất công bố tiêu chuẩn quy chuẩn với sản phẩm thạch cao nhân tạo hiện còn thiếu cũng như khả năng ứng dụng thạch cao nhân tạo sản xuất từ bã thải thạch cao trong sản xuất của Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Theo Lê Văn/VNN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình