Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/07/2018 - 17:00
(Thanh tra)- Đó là một trong những biện pháp được các đại biểu đề xuất nhằm ngăn chặn hàng phế liệu ồ ạt tràn vào Việt Nam, tại cuộc họp quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức vào ngày 12/7.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Phế liệu nhập khẩu tồn đọng chủ yếu tại các cảng
Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: Trong những năm qua, nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất thép, giấy, nhựa và xi măng có xu hướng gia tăng mạnh. Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu năm 2017 tăng gấp 2 lần so với khối lượng phế liệu nhập khẩu trong năm 2016. Trong đó, khối lượng sắt, thép, nhựa, giấy và xỉ hạt nhỏ là những loại phế liệu có khối lượng tăng gấp 2 - 3 lần tổng khối lượng nhập khẩu năm 2016.
Đặc biệt trong 5 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến gần gấp 2 lần so với cả năm 2017. Nguyên nhân sự gia tăng nhập khẩu phế liệu này là từ đầu năm 2017 đến nay nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư... kéo theo nhu cầu sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước tăng cao, dẫn đến doanh nghiệp trong nước tăng cường nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất.
Phế liệu được các doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc từ rất nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Qua công tác kiểm tra của Bộ TN&MT cho thấy, lượng phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng chủ yếu tại các cảng của TP Hồ Chí Minh, một số cảng khác như cảng Hải Phòng, cảng Cái Mép cũng có tồn đọng phế liệu nhưng không nhiều.
Tại Tân Cảng Sài Gòn, theo số liệu của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, tính đến thời điểm ngày 26/6/2018, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại tất cả các cảng do Tổng Công ty quản lý là 4.480 container, trong đó riêng tại Cảng Cát Lái là 3.464 container, chiếm phần lớn lượng phế liệu tồn đọng tại các cảng biển phía Nam.
Tại các cảng của TP Hải Phòng, theo số liệu báo cáo của Cục Hải quan TP Hải Phòng hiện trên địa bàn TP Hải Phòng đang tồn đọng số container quá hạn trên 90 ngày là 737 container và 507 container có thời hạn từ 30 - 90 ngày.
“Hiện nay, việc tồn đọng các container phế liệu nhập khẩu tại các cảng biển đang là mối quan tâm lớn của dư luận, xã hội; làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cảng; làm chậm lưu thông hàng hóa; giảm dung lượng bãi chứa container; ảnh hưởng đến hoạt động của Hải quan; ảnh hưởng đến hoạt động của các hãng tàu; làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp”, ông Thức nói.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng trên, ông Thức cho biết, việc Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu để tái chế dẫn tới các nước trước đây vẫn xuất khẩu chất thải rắn, phế liệu sang nước này như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada… sẽ phải tìm đối tác thị trường nhập khẩu mới như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia. Do đó, một số lượng lớn hàng phế liệu nhập khẩu từ các nước đã tràn về khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là nguyên nhân chính làm gia tăng các container tại các cảng biển, đặc biệt là phế liệu nhựa.
Ngoài ra, theo các thông tin từ các hãng tàu, một lượng lớn hàng phế liệu nhựa, giấy sẽ tiếp tục đổ về các cảng biển Việt Nam do hãng tàu, khách hàng đã ký hợp đồng hoặc đã xếp lên tàu đang trên đường vận chuyển. Chủ hàng hoặc doanh nghiệp nhập khẩu không đến làm thủ tục thông quan do chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chung nhưng vẫn ký hợp đồng mua bán phế liệu, dẫn đến tình trạng nhiều lô hàng đã về đến Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục nhập khẩu, gây tình trạng ùn ứ tại các cảng biển…
Bên cạnh đó, các văn bản pháp lý quy định cụ thể trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình xử lý hàng hóa nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh cảng, hãng tàu chưa phối hợp thực hiện, tạo điều kiện cho việc xử lý. Nhiều doanh nghiệp cảng khi làm thủ tục rút hàng, tang vật đi xử lý phải trả chi phí lưu bãi, bảo quản, cắm điện từ ngày về cảng hoặc chờ thống nhất với hãng tàu...
Kiên quyết không nhập các lô hàng không có nguồn gốc
Tại cuộc họp, các ý kiến đều cho rằng cần tìm cách ngăn chặn hàng phế liệu đổ về Việt Nam, đây là xu hướng lớn, nếu không làm nhanh sẽ đem lại hậu quả lớn.
Đặc biệt, để kiểm soát, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa tại các cảng biển, theo các chuyên gia cần có sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các cơ quan liên quan như: Hải quan, kiểm soát Biên phòng, Cảnh sát môi trường… Đồng thời, cơ quan chức năng siết chặt tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hóa, nhập khẩu phế liệu.
Hội nghị tìm cách ngăn chặn hàng phế liệu đổ về Việt Nam. Ảnh: TH
Tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa, phát hiện vi phạm; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để giám sát chặt chẽ, chia sẻ thông tin về các cơ sở nhập khẩu phế liệu từ khâu nhập khẩu, vận chuyển và sử dụng phế liệu nhập khẩu và xử phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật khi phát hiện có sai phạm.
Tăng cường công tác giám định, giám sát chất lượng phế liệu nhập khẩu khi làm thủ tục thông quan (có thể tiến tới có thông tin giám sát chất lượng phế liệu nhập khẩu từ quốc gia xuất khẩu phế liệu); tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường; thực hiện giảm dần việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài, đồng thời tăng cường tái sử dụng, tái chế phế liệu phát sinh trong nước…
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, trước hết cần có cơ chế trao đổi thông tin liên quan đến nhập khẩu phế liệu giữa các bên: Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tài chính (liên quan đến: Thuế, hải quan) và Bộ TN&MT. Bên cạnh đó, thông tin này cần cung cấp cho các địa phương để cùng quản lý.
Đối với các hãng tàu, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan liên quan cần có văn bản thông báo rõ với các hãng tàu khi vận chuyển phải có đầy đủ, nếu không hãng tàu phải chịu trách nhiệm. Các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, nếu xây dựng kho bãi, bảo quản cần đảm bảo về môi trường, cần có công nghệ xử lý tiên tiến... thì mới được nhập khẩu…
Đối với tình trạng những doanh nghiệp, các lô hàng nhập khẩu vào nước ta không chứng minh có giấy phép nhập thì cương quyết không cho nhập.
TH
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp tổng kết Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2024.
Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Bảo Trân
11:54 08/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý