Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quảng Trị: Lên phương án sơ tán hàng chục nghìn hộ dân tránh bão, lũ quét, sạt lở đất

Minh Tân

Chủ nhật, 27/10/2024 - 10:21

(Thanh tra) - Sáng ngày 27/10, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức họp trực tuyến với các địa phương, các sở, ban, ngành triển khai ứng phó với bão số 6 (Trà Mi). Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu không để thiệt hại về người và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân.

Mưa lớn gây gây ngập lụt 1,2m tại cầu tràn Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) trên Quốc lộ 15D gây chia cắt giao thông. Ảnh: Minh Tân

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Quảng Trị, vào hồi 4 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 125km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.

Trên vùng biển Quảng Trị (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 12, sóng biển cao 3,0-5,0m; biển động rất mạnh. Nước dâng do bão vùng ven bờ: Vùng ven biển Quảng Trị có khả năng xuất hiện nước dâng do bão cao từ 0,4-0,6m. Nguy cơ cao sạt lở đê, kè biển tại khu vực ven biển do tác động của sóng lớn và nước dâng do bão.

Trên đất liền tỉnh Quảng Trị, khu vực các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; khu vực các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị có gió cấp 4-5, giật cấp 6-7.

Mưa lớn kéo dài gây ngập úng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Minh Tân

Từ sáng sớm ngày 27/10 đến đêm ngày 28/10, khu vực Quảng Trị có có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 200-300 mm, có nơi trên 400 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3h). Lượng mưa tại các huyện Hướng Hóa, Cồn Cỏ: Phổ biến từ 150-300 mm, có nơi trên 350 mm; các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, TP Đông Hà, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị, Hải Lăng, Đakrông phổ biến từ 200-350 mm, có nơi trên 400 mm.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, thực hiện các Công điện của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành các công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 6; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành Công điện số 03/CĐ-BCH ngày 23/10/2024 về việc ứng phó với bão TRAMI gần biển Đông.

Trong đó, đã chú trọng chỉ đạo công tác: Sắp xếp, neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo các địa phương, đơn vị kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án phòng ngừa, ứng phó với bão, mưa lũ tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Các địa phương họp trực tuyến với UBND tỉnh triển khai công tác ứng phó cơn bão số 6. Ảnh: Minh Tân

Tổng số tàu thuyền của tỉnh Quảng Trị là 2.615 chiếc/6.160 thuyền viên đã vào neo đậu tại các nơi tránh trú an toàn, riêng 1 chiếc/8 thuyền viên của tỉnh Quảng Trị đang hoạt động trên vùng biển Vũng Tàu. Ngoài ra, có 50 chiếc tàu đánh cá, chở hàng với trên 310 thuyền viên ngoại tỉnh đã được kêu gọi, hướng dẫn vào nơi neo đậu an toàn tại các bến, cảng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương, sở, ban, ngành nhằm triển khai ứng phó với cơn bão số 6, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã nhấn mạnh không được chủ quan, không lơ là, không mất cảnh giác. “Tôi đề nghị các đồng chí, các địa phương triển khai ngay những kịch bản, phương án để thực hiện tốt công tác phòng chống cơn bão số 6 và các loại hình do ảnh hưởng của cơn bão số 6 gây ra… với tinh thần tập trung thực hiện theo chức năng của các sở, ngành, địa phương cao nhất”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cũng nhấn mạnh về diễn biến, đường đi phức tạp của cơn bão số 6 và lưu ý các địa phương, các đơn vị phải nắm được đặc điểm của cơn bão này. Từ đó, có những biện pháp chủ động ứng phó.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị lưu ý với nhận định của các chuyên gia lượng mưa lớn và kéo dài trên địa bàn, vì vậy ở những vùng ngập lũ thường xuyên, ven sông, ven suối cần chủ động di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Đặc biệt, tại 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, cần quan tâm chỉ đạo, di dời người dân ra khỏi vùng khuy hiểm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng kiểm tra tình hình ứng phó với cơn bão số 6 tại huyện ven biển Vĩnh Linh. Ảnh: Minh Tân

“Trong ngày hôm nay, các huyện Hướng Hóa, Đakrông nắm địa bàn, theo dõi tình hình diễn biến của cơn bão để chủ động di dời dân ra khỏi vùng ngập lụt, đặc biệt là lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Tôi yêun cầu các địa phương, đơn vị với quyết tâm cao nhất, tập trung nhất ứng phó với cơn bão số 6 không để thiệt hại về người và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng yêu cầu.

Hiện các đơn vị, địa phương đã sẵn sàng lực lượng canh gác và bố trí barie, biển cảnh báo tại các vị trí ngầm, tràn bị ngập, chia cắt, các điểm nguy cơ sạt lở, khu vực nguy hiểm… đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Triển khai di chuyển tất cả khách du lịch tại đảo Cồn Cỏ vào đất liền an toàn. Đồng thời, thực hiện cấm biển từ 17 giờ ngày 26/10/2024.

Nhằm ứng phó với bão số 6, UBND tỉnh Quảng Trị đã lên phương án, kịch bản sơ tán dân tránh bão số 6, dự kiến cần sơ tán là trên 9.500 hộ với gần 29.960 nhân khẩu; trong đó, ưu tiên phương án di dời khẩn cấp trên 1.470 hộ với hơn 4.400 nhân khẩu bị ảnh hưởng của các xã ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ; Dự kiến cần sơ tán tránh ngập lũ trên báo động 3 trên địa bàn toàn tỉnh là trên 14.000 hộ với gần 53.160 nhân khẩu.

Về phương án, kịch bản sơ tán, di dời dân vùng xảy ra lũ quét dự kiến trên 2.390 hộ với hơn 9.680 nhân khẩu tại 36 xã thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố: Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, thị xã Quảng Trị và TP Đông Hà. Đồng thời, về kịch bản sơ tán, di dời dân vùng xảy ra sạt lở đất gần 1.300 hộ với trên 5.900 nhân khẩu tại 27 xã thuộc 4 huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh và Vĩnh Linh.

UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị kiểm tra, rà soát công tác dự trữ lương thực, các mặt hàng thiết yếu ở cấp cơ sở, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập, chia cắt do bão lũ; chỉ đạo nhân dân dự trữ lương thực, các nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt từ 7 - 10 ngày để chủ động trong công tác ứng phó với diễn biến bão, mưa lũ kéo dài.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, dự báo Biển Đông lại đón bão mới

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, dự báo Biển Đông lại đón bão mới

(Thanh tra) - Chiều 27/10, ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia cho biết, chiều nay bão số 6 đã đi vào địa phận các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Nam. Đến chiều tối nay thì là bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực có cái tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam và Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9.

Thái Hải

19:13 27/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm