Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/11/2016 - 15:00
(Thanh tra) - Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 3/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước đang xem xét, kiểm điểm trách nhiệm quản lý Nhà nước ở các cấp liên quan trong sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do Formosa Hà Tĩnh gây ra, không né tránh.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà
+ Trong phiên thảo luận hôm qua (2/11), ĐBQH đặt vấn đề tại sao đến nay chưa có ai phải chịu trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước trong vụ Formosa xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng 4 tỉnh miền Trung. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
“Những vấn đề trong Formosa phải được làm rõ, minh bạch, nghiêm túc”
Trước đó, trong phát biểu của mình, ông Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho biết, sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, bà con nhân dân, cử tri vẫn rất tâm tư.
Theo ĐB, hành động của xả thải của Formosa là hành vi gây hủy hoại môi trường, gây ảnh hưởng toàn diện, phạm vi rộng và nghiêm trọng đến sự sống biển miền Trung, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân và an ninh trật tự của xã hội.
“Đến nay chưa chỉ ra ai là người phải chịu trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước đối với vấn đề Formosa. Những vấn đề trong F phải được làm rõ, minh bạch, nghiêm túc. Hiện nay không xem xét, xử lý rốt ráo thì ai sẽ trả lời”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình nêu và đặt vấn đề tiếp “việc Formosa cam kết không tái phạm thì phải làm rõ tái phạm là thế nào, lĩnh vực nào. Vi phạm trong chôn lấp chất thải rắn vừa rồi thì có được gọi tái phạm không?”
“Khi chưa làm rõ vấn đề, chưa khắc phục được vi phạm thì kiên quyết không cho Formosa hoạt động”, ông Trần Công Thuật nhắc đến tâm tư, mong muốn của cử tri; đồng thời đề nghị, mở rộng diện được bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra, nhất là các doanh nghiệp du lịch bị điêu đứng có nguy cơ phá sản do sự cố môi trường.
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cũng bày tỏ sự không đồng tình và phản đối một số người lợi dụng vụ vi phạm của Formosa làm phức tạp thêm tình hình, gây rối, làm mất an ninh trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. “Những người này có mục đích riêng, chưa thực lòng, chưa thực tâm vì dân, vì sự phát triển của quê hương, đất nước”, ông Thuật nói.
Toàn bộ công việc trong xử lý sự cố môi trường này được Đảng, Nhà nước làm hết sức khẩn trương, triệt để, đồng bộ mọi vấn đề, trong đó có việc xem xét lại trách nhiệm, kiểm điểm lại trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp.
Việc này, đòi hỏi khách quan theo đúng quy định, làm rất kỹ, có sự thống nhất, công bố cho toàn dân, không né tránh gì cả.
+ Riêng đối với Bộ Tài nguyên Môi trường thì chỉ đạo kiểm điểm xử lý thế nào?
Hiện nay, Bộ đang phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương trực tiếp kiểm tra lại các dấu hiệu. Còn về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Ban Cán sự đảng đã kiểm điểm, báo cáo và đang chờ cấp trên xem xét có kết luận.
Tất cả đang làm theo trình tự. Khi phải làm về tổ chức, đánh giá tổ chức con người phải làm đúng quy định liên quan. Như Thủ tướng nói tất cả sẽ làm, làm tới đâu công bố tới đó
+ Có thông tin Bộ trưởng đã ký quyết định kỷ luật một số cá nhân có liên quan?
Việc ấy đang được triển khai. Hiện nay Bộ trưởng chưa ký một quyết định nào cả.
+ Trong số các cá nhân có liên quan thì có một số lãnh đạo đã về hưu, thì việc xử lý sẽ theo hướng nào, thưa ông?
Đối với những người đã nghỉ hưu có cấp ủy ở đó xử lý, có Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo thẩm quyền sẽ xử lý. Tất cả mọi việc đều làm theo quy định về công tác kiểm tra của Đảng, về quy định xử lý kỷ luật cán bộ.
+ Trước Quốc hội, Bộ trưởng phát biểu, từ trước đến nay chưa chú trọng làm công tác bảo vệ môi trường, trong tái cơ cấu tới đây phải đặt nặng việc này lên. Vậy trong lập dự án tới đây, việc này sẽ triển khai thế nào?
Quan trọng nhất là mô hình phát triển của chúng ta. Trong báo cáo đã nhận định, trước đây nền kinh tế ưu tiên cho phát triển, huy động đầu tư nước ngoài, chủ yếu thâm dụng vào tài nguyên, chi phí môi trường do luật chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả, nhiều quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường thấp hơn so với các nước.
Thế nên phải rà soát lại tất cả các cơ sở sản xuất trừ trước tới nay, trên cơ sở đó có lộ trình giải pháp để các doanh nghiệp chấp hành, tuân thủ. Thứ hai, phải rà soát lại danh mục các nhà đầu tư, ngành công nghiệp để lựa chọn những ngành có tiềm năng ô nhiễm cao đưa vào danh mục và sẽ có tập trung quản lý, kiểm soát riêng.
Đặc biệt, phải nâng quy chuẩn tiêu chuẩn môi trường của mình lên ngang bằng và kèm theo đó nó sẽ huy động nguồn lực nước ngoài, dòng vốn công nghệ hiện đại đáp ứng được vấn đề về môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Chúng ta cũng phải hình thành ngành công nghiệp về xử lý môi trường, ngành dịch vụ về đầu tư xử lý môi trường, tạo công ăn việc làm, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và đóng góp nền kinh tế.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp tổng kết Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2024.
Hoàng Nam
21:03 10/12/2024(Thanh tra) - Chưa hề có bất cứ thủ tục nào về đầu tư, xây dựng… nhưng nhà máy chế biến cà phê cùng các hạng mục khác đã được đầu tư triển khai với hơn 8.000m2. Thế nhưng, chính quyền địa phương cũng chỉ làm cho có lệ và có dấu hiệu buông lỏng quản lý khi nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động.
Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Bảo Trân
11:54 08/12/2024BB
09:47 06/12/2024Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà