Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/10/2024 - 13:55
(Thanh tra) - Các dấu mốc này đánh dấu những sự kiện quan trọng của Thanh tra Việt Nam như ngày thành lập tổ chức Thanh tra Việt Nam, ngày công bố các chính sách, ngày ghi dấu những bước ngoặt quan trọng, đặc biệt là ngày quyết định, định hướng phát triển, định hướng chính sách; ngày đánh dấu những thành tựu lớn.
1. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra Đặc biệt; ngày 31/12/1945 ký Sắc lệnh số 80/SL cử cụ Bùi Bằng Đoàn và đồng chí Cù Huy Cận vào Ban Thanh tra Đặc biệt.
2. Ngày 18/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138b/SL lập Ban Thanh tra Chính phủ trực thuộc Phủ Thủ tướng và Sắc lệnh số 138c/SL cử cụ Hồ Tùng Mậu giữ chức Tổng Thanh tra; đồng chí Trần Đăng Ninh giữ chức Tổng Thanh tra phó và tiếp đó, năm 1953, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Trân giữ chức Tổng Thanh tra thay thế cụ Hồ Tùng Mậu đã hy sinh.
3. Ngày 28/3/1956, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 261/SL thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ.
4. Ngày 1/4/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 762/TTg quy định về công tác và lề lối làm việc của Ban Thanh tra Chính phủ. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Ủy viên Trung ương Đảng được cử giữ chức Tổng Thanh tra.
5. Ngày 26/12/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 1194/TTg thành lập Ban Thanh tra ở các liên khu, khu, thành phố và tỉnh. Đây là lần đầu tiên hệ thống tổ chức của Thanh tra Việt Nam được hình thành.
6. Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 18/LCT công bố Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ, trong đó có Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.
7. Ngày 29/9/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 136/CP quyết định thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ thay cho Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ.
8. Ngày 11/8/1969, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 780/NQ-TVQH về việc thành lập Ủy ban Thanh tra Chính phủ.
9. Ngày 31/8/1970, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số 164/CP về việc tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra của Nhà nước; Nghị quyết 165/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Đồng Chí Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng được cử giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban. Đến năm 1972, tổ chức thanh tra đã có tại 28 bộ, ngành và 28 địa phương với tổng số trên 500 cán bộ.
10. Ngày 9/1/1976, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 25/TTg về việc thành lập Ban Thanh tra Nhân dân ở cơ sở, đánh dấu việc thể chế hóa quyền giám sát, kiểm tra của Nhân dân vào hoạt động của bộ máy chính quyền.
11. Ngày 31/1/1977 hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 01/CP ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thanh tra Chính phủ. Đây là văn bản quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Thanh tra Chính phủ và thanh tra các cấp, các ngành.
12. Ngày 27/11/1981, Hội đồng Nhà nước ban hành “Pháp lệnh quy định việc xét khiếu nại, tố cáo của công dân” là văn bản pháp lý đầu tiên xác định rõ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Nhà nước và Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.
13. Ngày 15/12/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 26-HĐBT “về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanh tra”. Ủy ban Thanh tra của Chính phủ được đổi tên là Ủy ban Thanh tra Nhà nước.
14. Ngày 1/4/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký Lệnh công bố “Pháp lệnh Thanh tra” là văn bản pháp lý cao nhất quy định chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức của ngành Thanh tra. Trong đó, Pháp lệnh khẳng định: Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước”.
15. Ngày 7/5/1991, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh số 53-LCT/HĐNN8 về Khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó quy định rõ hơn về trình tự, thẩm quyền của các cấp và của các cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tổ chức bộ máy của ngành Thanh tra được kiện toàn gồm: Thanh tra Nhà nước ở Trung ương; Thanh tra các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thanh tra các sở, ngành, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
16. Ngày 2/12/1998, Quốc hội đã ban hành Luật số 09/1998/QH10 về Khiếu nại, tố cáo thay thế cho Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo.
17. Ngày 26/2/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 2-L/CTN về việc chống tham nhũng, trong đó quy định: Các cơ quan thanh tra, Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng.
18. Ngày 15/6/2004, Quốc hội ban hành Luật Thanh tra, đây là luật đầu tiên quy định về hệ thống tổ chức bộ máy của ngành Thanh tra; chức năng, nhiệm vụ của ngành. Theo đó, Thanh tra Nhà nước đổi tên thành Thanh tra Chính phủ.
19. Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã ban hành Luật số 55/2005/QH11 về Phòng, chống tham nhũng, trong đó, quy định: Cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng. Đồng thời, Luật quy định: Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.
20. Ngày 20/5/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, lần đầu tiên đã quy định về chức năng quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ.
21. Ngày 15/11/2010, Quốc hội ban hành Luật Thanh tra số 56/2010/QH12, trong đó chính thức quy định vai trò quản lý Nhà nước của Thanh tra Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng.
22. Ngày 11/11/2011, Quốc hội ban hành Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, Luật Tố cáo số 03/2011/QH13, đánh dấu lần đầu tiên tách Luật Khiếu nại, tố cáo thành 2 luật riêng (trước đây là Luật Khiếu nại, tố cáo) do trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo là khác nhau. Trong đó, quy định rõ hơn về vai trò của Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
23. Ngày 9/10/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ để phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010.
24. Ngày 25/11/2013, Quốc hội ban hành Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13, quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. Luật cũng quy định cụ thể về việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.
25. Ngày 9/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ để phù hợp với những quy định của Chính phủ về cơ cấu, tổ chức, bộ máy.
26. Ngày 12/6/2018, Quốc hội ban hành Luật Tố cáo số 25/2018/QH14.
27. Ngày 20/11/2018, Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14, trong đó quy định: “Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng…”.
28. Ngày 30/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
29. Ngày 14/11/2022, Quốc hội ban hành Luật Thanh tra số 11/2022/QH15.
30. Ngày 27/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2023/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, trong đó nêu: "Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật".
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ khi thành lập đến nay, trải qua 79 năm, ngành Thanh tra Việt Nam không ngừng phấn đấu vươn lên ngày càng lớn mạnh, trưởng thành để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Thanh tra Việt Nam là rất đáng tự hào. Ngành đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1990), Huân chương Sao Vàng (năm 2010), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2015) và nhiều phần thưởng cao quý khác…
Phương Hiếu - Ngọc Bích
09:00 20/11/2024(Thanh tra) - Ngày 15/11/2024, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã chủ trì hội nghị công bố Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Với quyết định này, ban lãnh đạo Thanh tra Chính phủ hiện nay bao gồm: Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong và các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ gồm các ông: Bùi Ngọc Lam, Lê Sỹ Bảy, Dương Quốc Huy, Nguyễn Văn Cường và Lê Tiến Đạt.
Bích Tuệ
17:55 15/11/2024Phương Hiếu
18:11 12/11/2024Hoài Phương
07:00 24/10/2024Hoài Phương
10:00 23/10/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền