Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nam Dũng
Thứ tư, 13/12/2023 - 18:39
(Thanh tra) - Ngày 13/12, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị họp bàn về Đề án Tổ chức Lễ hội sông Hồng trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Sông Hồng chảy qua TP Lào Cai nếu được tổ chức thành lễ hội thì sẽ là điểm nhấn cho du lịch Lào Cai phát triển trong tương lai. Ảnh: ND
Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao trình bày Đề án Tổ chức Lễ hội văn hóa sông Hồng. Đây sẽ là sự kiện văn hóa lớn của tỉnh Lào Cai trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Lễ hội sông Hồng là lễ hội văn hóa đặc sắc, riêng có của tỉnh Lào Cai. Lễ hội được tổ chức thường niên sẽ từng bước giới thiệu về các giá trị lịch sử, văn hóa của dòng sông Hồng bằng các kịch bản nghệ thuật đặc sắc mang thượng hiệu riêng của Lào Cai. Đồng thời, lễ hội sông Hồng cũng sẽ trở thành một loại sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh, góp phần định hướng cho phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới.
Lễ hội sông Hồng năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức tại TP Lào Cai trên không gian hai bờ sông Hồng từ cầu Cốc Lếu đến cầu Phố Mới với sân khấu được thiết kế hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Lào Cai; trở thành sự kiện tiêu biểu về văn hóa, lịch sử và du lịch của tỉnh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân và du khách khi về với “sông đầu nguồn, núi tuyệt đỉnh” của Lào Cai.
Qua đó, tăng cường liên kết, giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế, du lịch; kết nối giao thương của các tỉnh phía Tây Bắc, các tỉnh dọc sông Hồng của Việt Nam với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; góp phần thực mục tiêu đến năm 2025, Lào Cai trở thành điểm đến hấp dẫn của khu vực miền núi phía Bắc và là một trong 10 điểm đến của Việt Nam được du khách yêu thích.
Thời gian dự kiến tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ hội Sông Hồng từ ngày 19/10/2024 - 27/10/2024, tại TP Lào Cai.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Lào Cai là vùng đất cửa ngõ của đất nước, nơi đầu nguồn của dòng sông Hồng chảy vào đất Việt. Do đó, việc nghiên cứu, tổ chức Lễ hội sông Hồng tại tỉnh Lào Cai là rất quan trọng, qua đó sẽ tôn vinh được các giá trị lịch sử, tôn vinh các nền văn hóa, văn minh dọc sông Hồng và tăng cường giáo dục truyền thống, liên kết phát triển kinh tế - xã hội, du lịch giữa Lào Cai và các tỉnh, giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Để hoàn thiện các nội dung của Đề án Tổ chức Lễ hội sông Hồng và việc tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ lễ hội với nội dung hấp dẫn, xuyên suốt và duy trì thường xuyên được đặt ra hết sức cấp thiết. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu nghiên cứu, thảo luận đóng góp ý kiến.
Ông Trịnh Xuân Trường cho biết thêm là tỉnh sẽ lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức để triển khai thực hiện Đề án Lễ hội sông Hồng, xây dựng thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu để tổ chức quảng bá về lễ hội.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đơn vị tư vấn giới thiệu về khung kịch bản Lễ hội sông Hồng năm 2024 và phương án xây dựng các hạng mục phục vụ Lễ hội sông Hồng năm 2024.
Hội nghị cũng đã nghe các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến cho đề án và các phương án tổ chức Lễ hội sông Hồng.
Hầu hết các ý kiến đều khẳng định việc xây dựng Đề án Tổ chức Lễ hội sông Hồng quy mô cấp tỉnh, mang thương hiệu gắn với dòng sông Hồng lịch sử tại Lào Cai là rất cần thiết vừa khẳng định vị trí chiến lược, đầu cầu của tỉnh Lào Cai trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc, giao lưu phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội; vừa làm nổi bật những giá trị đặc sắc của văn hóa, con người Lào Cai gắn liền với dòng sông Hồng.
Lãnh đạo tỉnh Lào Cai đề nghị các sở, ban, ngành và địa phương liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các nội dung để hoàn thiện Đề án Lễ hội sông Hồng. Yêu cầu TP Lào Cai khẩn trương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, chỉnh trang bãi bồi và không gian công cộng hai bên sông Hồng (hệ thống chiếu sáng, cây xanh); có phương án cải tạo, trang trí cho cầu Cốc Lếu, Cầu Phố mới, các công viên, chợ Cốc Lếu… đúng phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Sở Văn hóa và Thể thao hoàn thiện các phương án tổ chức các sự kiện bên lề như hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch khám phá và hợp tác quốc tế; cân nhắc khi xây dựng sân khấu trên sông Hồng và việc giải phóng bãi soi, thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế và mang tính bền vững, lâu dài, phục vụ nhiều hoạt động; Sở Du lịch chủ trì tham mưu xây dựng Đề án Du lịch trên sông Hồng…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong bối cảnh đất nước hội nhập với các nền kinh tế thế giới, Võ cổ truyền không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện sức khỏe, hay bảo tồn giá trị truyền thống, mà còn được coi là một phương tiện quảng bá văn hóa hiệu quả. Tại Thái Nguyên, vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa - cách mạng, Võ cổ truyền đang đứng trước những thời cơ lớn, đồng thời gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng là làm như thế nào để thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao phát triển xứng tầm, đặc biệt là võ cổ truyền Việt Nam.
TK
17:30 26/11/2024(Thanh tra) - Sáng ngày 16/11, tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, Lễ hội Đua mảng trên sông Gâm đã chính thức khai mạc, đánh dấu một hoạt động văn hóa – thể thao truyền thống đặc sắc của địa phương. Cùng với đó, các sự kiện hội chợ tư vấn giới thiệu việc làm và hội thi ẩm thực năm 2024 cũng được tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
Bùi Bình
15:29 16/11/2024Đức Mạnh - Trần Đức
20:04 23/10/2024Thanh Sơn
19:00 21/10/2024Trần Kiên
09:39 19/10/2024Nam Dũng
Vũ Linh
Thái Hải
Phương Anh
Phương Anh
Vũ Linh
Kim Thành
Thái Hải
Bùi Bình
Bùi Bình
Anh Minh
Lê Phương