Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần thiết phải bảo vệ sở hữu trí tuệ cho nông sản Việt Nam

Thái Hải

Thứ hai, 10/05/2021 - 21:42

(Thanh tra) - Sau sự việc gạo ST25 của Việt Nam bị một số doanh nghiệp tại Mỹ và tại Úc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, trong khi gạo ST25 là sản phẩm được chế biến từ giống lúa ST25 được nghiên cứu lai tạo bởi các nhà khoa học Việt Nam, là hồi chuông cảnh báo cho việc cần khẩn trương thực hiện bảo vệ sở hữu trí tuệ cho nông sản Việt Nam tại các thị trường.

Chưa chú trọng đến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ cho nông sản tại các thị trường nước ngoài, dẫn đến việc giá và khả năng cạnh tranh của nông sản thấp. Ảnh minh họa: Thái Hải

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, việc chưa chú trọng đến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ cho nông sản tại các thị trường nước ngoài thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sẽ dẫn đến việc giá và khả năng cạnh tranh của nông sản thấp. Người tiêu dùng ít biết đến nông sản Việt Nam; khó khăn trong việc mở rộng thị trường.

Cùng với đó là việc mất thương hiệu, giả mạo, tranh chấp, vướng mắc thủ tục sẽ là điều khó tránh khỏi, từ đó dẫn đến vướng mắc khi xuất khẩu nông sản tại cơ quan hải quan nước ngoài.

Từ câu chuyện của gạo ST24 và ST25 cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động xin bảo hộ các sản phẩm của mình tại những thị trường có nhu cầu là việc làm hết sức cần thiết. Bởi những chi phí ban đầu chắc chắn sẽ không thể so sánh được với việc nhãn hiệu bị cướp mất. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp của Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường này.

Vấn đề ở đây, các doanh nghiệp cần chú ý, với việc bảo hộ nhãn hiệu, tuân theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là, nếu doanh nghiệp đã có đăng ký bảo hộ ở Việt Nam không có nghĩa sẽ được bảo hộ ở các thị trường khác như Mỹ, Úc,…

Do vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu các sản phẩm của Việt Nam không chỉ cần được quan tâm ở trong nước mà còn cần quan tâm làm các thủ tục để bảo hộ tại các thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường trọng điểm có xuất khẩu các sản phẩm này. Đây cũng là vấn đề rất cần thiết khi Việt Nam đã gia nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, tuân thủ theo các nguyên tắc của “sân chơi lớn”, và đặc biệt để bảo vệ cho sản phẩm mang thương hiệu riêng của Việt Nam, đã tạo được tiếng vang trên thị trường thế giới.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, thực tế hiện nay, tại nước ta, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản của Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn rất hạn chế. Cụ thể, ít nông sản được bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài, chỉ có một số sản phẩm đã được bảo hộ như: Cà phê Buôn Ma Thuột bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nga, Thái Lan; quế Văn Yên bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Thái Lan; vải thiều Lục Ngạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, nhãn hiệu tập thể tại Úc, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Cambodia; thanh long Bình Thuận bảo hộ nhãn hiệu tại Nhật Bản; chè Thái Nguyên được bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Mỹ, Trung Quốc; chè Mộc Châu được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận tại Thái Lan.

Trong khi đó, thống kê cho thấy, việc bảo vệ sở hữu trí tuệ mang lại những lợi ích rõ rệt cho nông sản của Việt Nam. Cụ thể: Trước và sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong tăng giá khoảng 5 lần/kg; mật ong Mèo Vạc tăng giá 2,5 lần/lít; bưởi Tân Triều tăng giá khoảng 40%,…

Với những lợi ích mang lại và để bảo vệ cho thương hiệu của nông sản Việt Nam, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam được vươn xa hơn trên thị trường thế giới, được người tiêu dùng biết đến và là niềm tự hào của người Việt Nam, tránh những rắc rối liên quan, thì giải pháp mang tính giải quyết được vấn đề nhất, đó chính là các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước để tự bảo hộ sở hữu trí tuệ các sản phẩm mang bản quyền sáng chế của mình tại các thị trường nhập khẩu có nhu cầu. Hơn ai hết, các doanh nghiệp cần có thái độ, hành động chủ động đầu tiên để bảo vệ những “đứa con” của mình, đừng để thêm những vụ việc tương tự như trên diễn ra.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nông sản và dệt may là 2 thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam

Nông sản và dệt may là 2 thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam

(Thanh tra) - Tính hết năm 2024, xuất khẩu dệt may có thể đạt từ 43,4 - 43,5 tỷ USD, tăng trưởng 2 con số. Đây cũng là kết quả nổi bật của ngành dệt may Việt Nam khi đặt trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí là sụt giảm.

T.Vân

10:34 26/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm