Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Thanh tra giúp phát hiện các xu hướng tiêu cực từ sớm

Thái Hải

Thứ năm, 26/12/2024 - 21:50

(Thanh tra) - Đó là nhận định của bà Phạm Diệu Huyền, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) - chủ nhiệm đề tài khoa học cơ sở “Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng”, tại Hội đồng nghiệm thu nghiên cứu khoa học vào ngày 26/12.

Bà Phạm Diệu Huyền nhận định: Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Thanh tra giúp phát hiện các xu hướng tiêu cực từ sớm. Ảnh: TH

Theo chủ nhiệm đề tài, cơ sở dữ liệu khoa học về thanh tra, khiếu nại, tố cáo (KNTC), tiếp công dân (TCD) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) đóng vai trò quan trọng, trước hết trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết KNTC, TCD và PCTN.

“Việc không có cơ sở dữ liệu khoa học về thanh tra, KNTC, TCD và PCTN là một trong những khó khăn lớn nhất của hoạt động nghiên cứu khoa học đã ảnh hưởng đến các kết quả nghiên cứu từ tiến độ đến chất lượng nghiên cứu”, bà Huyền nhấn mạnh.

Mặt khác, thông qua việc tổng hợp dữ liệu từ các vụ việc KNTC và thanh tra, cơ sở dữ liệu khoa học về thanh tra, KNTC, TCD và PCTN có thể giúp phát hiện các xu hướng tiêu cực hoặc tham nhũng từ sớm, từ đó lãnh đạo có thể đề ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời, ngăn ngừa tình trạng lan rộng hoặc trở nên phức tạp…

Nhưng thực tế cho thấy, các dữ liệu nghiên cứu khoa học về thanh tra, KNTC, TCD và PCTN nội sinh của ngành Thanh tra còn phân tán ở một số đơn vị với số lượng khá lớn mà chưa được tập hợp, quản lý thống nhất. Đó là hàng chục chuyên đề khoa học độc lập, đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp khoa, phòng, hàng ngàn bài viết nghiên cứu đang được quản lý bởi các đơn vị như Trường Cán bộ Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Báo Thanh tra.

Các dữ liệu chủ yếu tồn tại là bản cứng mà chưa được số hóa toàn bộ và lưu trữ tập trung, thống nhất dưới dạng số.

Bên cạnh đó, mặc dù Thanh tra Chính phủ đang quản lý và vận hành một số cơ sở dữ liệu nhưng các cơ sở dữ liệu này còn hạn chế như nội dung thông tin còn mang nặng tính chất thống kê, các trường dữ liệu chưa đầy đủ và thiếu “sức sống... Đây là những rào cản lớn khi xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về thanh tra, KNTC, TCD và PCTN dựa trên nền tảng các cơ sở dữ liệu này.

Ngoài ra, các nội dung thông tin về thanh tra, KNTC, TCD và PCTN từ các phương tiện thông tin đại chúng còn chưa được tổng hợp, phân loại và lưu trữ. Đây đều là những dữ liệu có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu khoa học và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của ngành Thanh tra.

Theo chủ nhiệm đề tài, mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ đều có thể xuất hiện hàng loạt tin tức về các kiến nghị, phản ánh, các vụ việc KNTC của người dân được báo chí, mạng xã hội đăng tải. Các hoạt động về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực thanh tra, KNTC, TCD và PCTN diễn ra khắp các địa phương, bộ, ngành… cần phải được tổng hợp, phân loại, lưu trữ và hệ thống hóa trong cơ sở dữ liệu khoa học về về công tác thanh tra, KNTC, TCD và PCTN.

Để xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về thanh tra, KNTC, TCD và PCTN chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như xây dựng khung pháp lý về quản lý dữ liệu, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa và tích hợp dữ liệu, đào tạo và nâng cao năng lực nhân sự, tăng cường hợp tác liên ngành, huy động nguồn lực tài chính.

Trong đó, tất cả các dữ liệu khoa học nội sinh của ngành Thanh tra cần phải được tập hợp, thống kê và quản lý tập trung, thống nhất bởi một đầu mối chuyên trách về khoa học công nghệ.

“Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra được xác định là nhân tố hạt nhân của việc xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về thanh tra, KNTC, TCD và PCTN”, chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh.

Đồng thời, đẩy mạnh và thực hiện việc số hóa toàn bộ nguồn dữ liệu nghiên cứu khoa học nội sinh của ngành Thanh tra với một lộ trình phù hợp. Cần dành một khoản kinh phí thích hợp, phân bổ theo từng giai đoạn gắn với các mục tiêu cụ thể của việc số hóa.

Ngoài ra, đẩy mạnh việc hợp tác giữa Thanh tra Chính phủ với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nguồn dữ liệu khoa học về thanh tra, KNTC, TCD và PCTN trong việc chia sẻ, sử dụng dữ liệu của nhau bằng cách xây dựng và ban hành các văn bản quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên trong việc chia sẻ và sử dụng dữ liệu. Đảm bảo các quy định này phù hợp với pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng và quyền riêng tư.

Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các trường dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu hiện có do Thanh tra Chính phủ đang quản lý, vận hành nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp có thẩm quyền và công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng chiến lược, chính sách của ngành Thanh tra.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Thanh tra giúp phát hiện các xu hướng tiêu cực từ sớm

Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Thanh tra giúp phát hiện các xu hướng tiêu cực từ sớm

(Thanh tra) - Đó là nhận định của bà Phạm Diệu Huyền, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) - chủ nhiệm đề tài khoa học cơ sở “Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng”, tại Hội đồng nghiệm thu nghiên cứu khoa học vào ngày 26/12.

Thái Hải

21:50 26/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm