Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông với mục tiêu phát triển bền vững

Vũ Linh

Thứ năm, 26/12/2024 - 21:33

(Thanh tra) - Chiều 26/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông với mục tiêu phát triển bền vững”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo với chủ đề “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông với mục tiêu phát triển bền vững” tại tỉnh Đắk Nông. Ảnh: CTV

Dự hội thảo có 150 đại biểu, đại diện các Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các công ty du lịch lữ hành và các đối tác của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Phát biểu tại hội thảo, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, mô hình Công viên địa chất toàn cầu UNESCO chính là hình mẫu điển hình để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, kết nối giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững và nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng.

Theo các nhà khoa học, công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài trên diện tích 4.760km2, bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long và TP Gia Nghĩa. Công viên địa chất này có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước…

Hội thảo đặt ra ba mục tiêu chính, thảo luận mối quan hệ giữa Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông và các mục tiêu phát triển bền vững. Đề xuất các sáng kiến thúc đẩy du lịch bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ giá trị văn hóa đặc trưng. Mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục và nghiên cứu để khai thác tiềm năng của Công viên địa chất như một lớp học ngoài trời, phục vụ giáo dục và nâng cao ý thức bảo tồn.

Tại hội thảo, bà Hoàng Thị Huệ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã mang đến một góc nhìn sâu sắc về hướng đi bền vững trong việc kết hợp bảo tồn di sản và phát triển kinh tế tại địa phương. Với trọng tâm là bảo vệ giá trị làng nghề truyền thống, bài tham luận nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc tái định hình di sản để đáp ứng nhu cầu du lịch hiện đại, điển hình là làng giấy bản Dìa Trên, làng hương Phia Thắp… Các hoạt động như tổ chức tập huấn, tư vấn trực tiếp, và triển khai mô hình sản xuất cải tiến đã tạo động lực mạnh mẽ, giúp người dân nâng cao kỹ thuật, cải thiện thu nhập và gắn kết chặt chẽ hơn với những giá trị văn hóa bản địa.

Những đổi mới vượt bậc từ các làng nghề này không chỉ dừng lại ở việc làm sống dậy các sản phẩm thủ công mà còn đưa chúng lên một tầm cao mới, trở thành biểu tượng sáng tạo độc đáo. Các sản phẩm như giấy bản khổ lớn nhuộm màu tự nhiên hay hương thảo dược phục vụ thư giãn,… giờ đây không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn tạo sức hấp dẫn đối với khách quốc tế. Những kết quả này đã khẳng định sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, biến Non nước Cao Bằng thành một hình mẫu đầy cảm hứng, lan tỏa giá trị của di sản đến nhiều vùng đất khác.

Kết thúc hội thảo, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh nhấn mạnh rằng: “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông không chỉ là một di sản địa chất quý giá mà còn là một mô hình phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo tồn thiên nhiên, văn hóa và tăng cường ý thức cộng đồng. Các tham luận và thảo luận đã làm nổi bật vai trò của Công viên địa chất trong việc hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 với các mục tiêu phát triển bền vững, từ bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, đến phát triển du lịch bền vững và cải thiện sinh kế cho người dân”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Biển Đông có gió mạnh, miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh tăng cường

Biển Đông có gió mạnh, miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh tăng cường

(Thanh tra) - Trước dự báo về tình hình thời tiết cực đoan trên khu vực Nam biển Đông và miền núi phía Bắc, ngày 25/12/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát hành Văn bản số 9885/BNN-ĐĐ gửi UBND các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang để chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường, rét và gió mạnh trên biển.

Hoàng Nam

19:00 25/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm