Thu nhập bình quân gia tăng, sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, cùng sự chú trọng hơn vào việc chăm sóc bản thân của người tiêu dùng đã tạo nên sự bùng nổ của dòng vốn tư nhân trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Các bệnh viên tư, dù là một lĩnh vực không dễ triển khai, đã có sự phát triển vượt bậc, trong đó nhiều cái tên đã trở thành những thương hiệu top đầu thị trường. Tâm Anh là một trong số đó.

Tâm Anh bị tố thu phí xét nghiệm Covid-19 "trên trời"

Đầu tháng 7/2021, Bệnh viện Tâm Anh thông báo sẽ triển khai dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phục vụ hành khách đi máy bay từ TP HCM cần có giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ theo quy định của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, theo điều tra của phóng viên tại một số cơ quan báo chí thì thực tế khi tới sân bay, không ít khách hàng ngã ngửa khi biết phải bỏ ra số tiền 440.000 đồng để test nhanh tại khu vực xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Bệnh viện Tâm Anh) được cho phép đặt ở ga quốc nội.

Tại khu vực thu tiền, Bệnh viện Tâm Anh niêm yết giá chi tiết cho các kỹ thuật xét nghiệm và tuỳ theo vị trí thực hiện xét nghiệm. Theo đó, nếu khách hàng không có nhu cầu test nhanh tại sân bay với giá 440.000 đồng/test, có thể di chuyển đến trụ sở Bệnh viện Tâm Anh (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, cách sân bay 2km) để xét nghiệm với giá 250.000 đồng/lần. Với kỹ thuật RT-PCR, chi phí test tại sân bay là 1.440.000 đồng/test và tại số 2B Phổ Quang là 1.250.000 đồng/test, mẫu gộp 5 người lần lượt là 3.200.000 đồng/5 người/lần và 2.500.000 đồng/5 người/lần.

Dẫu biết, ở sân bay, mọi thứ đều cao hơn bình thường, nhưng với mức giá cao đến bất ngờ khiến không ít người phải cân nhắc lại việc di chuyển bằng đường hàng không.

Khoản lãi mỏng của Tâm Anh

leftcenterrightdel
 

Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được thành lập từ năm 2007, nhưng phải tới 9/2016, Bệnh viện Tâm Anh mới đi vào hoạt động. Bệnh viện có địa chỉ tại 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, với quy mô 10.000 m2 nhanh chóng trở thành hiện tượng.

Người đứng sau bệnh viên này là ông Ngô Chí Dũng, một đại gia kín tiếng trên thị trường, nhưng có "số má" trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc y tế.

Theo danh sách cổ đông được Bệnh viên Tâm Anh công bố gần nhất vào cuối năm 2016, ông Ngô Chí Dũng sở hữu 50% vốn của bệnh viện này. Công ty Đầu tư Tài chính Thành phát - một pháp nhân có cùng địa chỉ với ông Dũng tại phố Đào Tấn, phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội - sở hữu 30%.

Công ty này thành lập vào ngày 17/7/2007, đóng trụ sở tại số 16, ngách 12-21, phố Đào Tấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. Những người giữ vai trò quản lý tại Tài chính Thành Phát hầu hết là người nhà ông Dũng, cụ thể: Ngô Thị Ngọc Hoa (SN 1975), Ngô Chí Cấp (SN 1944).

So với những thành viên khác trong hệ sinh thái y tế của ông Dũng, như Eco Pharma hay VNVC, Tâm Anh cũng không kém cạnh nếu xét về tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận tại thấp tới khó tin, đặc biệt khi so sánh với những bệnh viên niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cụ thể, chỉ trong bốn năm gần nhất, từ 2017 đến 2020, doanh thu của Bệnh viện Tâm Anh tăng vọt từ 160 tỷ lên hơn 745 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trong hai năm gần nhất chỉ quanh ngưỡng 1 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời thấp đến mức khó tin với lĩnh vực y tế tư nhân.

Trong khi đó, nếu xem xét về tỷ suất hoạt động trực tiếp, biên lợi nhuận gộp của Tâm Anh không hề thấp. Tỷ lệ này đạt 19-28% trong bốn năm gần đây, với chỉ tiêu lợi nhuận gộp đều hơn trăm tỷ đồng.

Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của Bệnh viên Tâm Anh đạt hơn 1.150 tỷ đồng, gấp hơn ba lần so với quy mô cuối năm 2017. Dù vậy, phần lớn tài sản của bệnh viên này hình thành từ nguồn nợ phải trả. Trong khi đó, quy mô vốn chủ sở hữu trong ba năm gần nhất giữ nguyên ở mức trên 230 tỷ đồng.

Gia Hân