Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vươn lên mạnh mẽ từ nghề trồng mía

Thứ sáu, 15/07/2011 - 08:40

(Thanh tra) - Thành Cẩm là một xã miền núi thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, xã xa trung tâm, đường sá đi lại còn khó khăn… Nhưng với sự năng động, nhạy bén, cùng với tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm của ban lãnh đạo và người dân, Thạch Cẩm đang trỗi dậy, vươn lên mạnh mẽ từ nghề trồng mía.

Ông Nguyễn Văn Soạn - Chủ tịch UBND xã Thạch Cẩm

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Soạn, Chủ tịch UBND xã Thạch Cẩm cho biết: Thach Cẩm đang ngày ngày thay da đổi thịt, tất cả là nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu phù hợp với khả năng canh tác của nhân dân mà Đảng uỷ xã đưa ra. Thực hiện kế hoạch năm 2011 của huyện, nhân dân trong xã đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội.

Là một xã miền núi nên địa hình Thạch Cẩm khá phức tạp. Nắm bắt được điều đó nên xã đã thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo từng thời điểm, từng thôn, từng vùng đất, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nên cây mía cho thu nhập khá cao. Cây mía hiện được trồng ở những vùng giao thông đi lại thuận tiện, còn những vùng giao thông đi lại khó khăn, gập ghềnh, nhỏ lẻ đang được tập trung trồng các loại cây lâm nghiệp, cây sắn cao sản… Hiện nay, diện tích cây mía vụ ép của xã là 752,79 ha. Trong đó, 741,66 ha mía xuân, 11,13 ha mía thu. Năng suất bình quân chung toàn vùng đạt 55 tấn/ha. Sản lượng mía nguyên liệu chỉ tính các chủ hợp đồng trong xã là 23.024 tấn, còn lại mía bán ra ngoài nhà máy khoảng 10 nghìn tấn.

Tiếp tục phát triển vùng trồng mía, trong 6 tháng đầu năm xã đã tập trung chỉ đạo trồng  mía vụ ép 2011-2012 kế hoạch giao là 750 ha. Diện tích năm trong HTX dịch vụ Thạch Cẩm đã nghiệm thu được 420,86 ha. Trong đó, mía lưu gốc là 220,54 ha; mía trồng mới là 151,47 ha; xã đã mở rộng diện tích trồng mía thêm 48,85 ha. Hiện nay, xã còn khoảng 300 ha không nằm trong diện tích của HTX dịch vụ Thạch Cẩm. Ông Soạn cho biết: Trong 6 tháng cuối năm, xã tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác chăm sóc diện tích mía vụ ép 2011-2012. Phấn đấu đưa năng suất bình quân lên khoảng 55tấn/ha. Ngoài ra, xã tiếp tục chỉ đạo nhân dân trồng và nghiệm thu diện tích mía thu vụ 2011-2012. Hiện nay, xã là 1 trong 5 xã của huyện được Công ty Mía đường Việt Đài thí điểm trồng mía. Đây là cơ hội rất lớn để cây mía ở Thạch Cẩm phát triển.

Song song với phát triển cây mía, cây lâm nghiệp cũng được đầu tư phát triển. Đầu năm xã đã thực hiện tốt Tết trồng cây với tổng số cây đã trồng được là 615 cây phân tán. Tính đến thời điểm này, công tác trồng rừng tại thôn Đồng Tiến được thực hiện tốt, nhân dân đã nhận 45 nghìn cây keo thuộc dự án 147 để trồng trên diện tích đất đã khai thác.

Cùng với trồng rừng, chăm sóc rừng cũng là một trong những nhiệm vụ được xã quan tâm. Trong 6 tháng đầu của năm 2011 xã đã chỉ đạo cho nhân dân chăm sóc và bảo vệ phòng chống cháy rừng, đồng thời ban dự án KFW4 cũng đã tổ chức cấp phát tiền chăm sóc rừng tới các hộ dân. Đây là nguồn động viên cả về tinh thần lẫn vật chất để người dân yên tâm trồng và chăm sóc rừng.

Trong thời gian tới, xã sẽ chú trọng phát triển cây cao su. Hiện tại, xã đã cho người dân đào 10 ha hố để trồng cây cao su. Hi vọng cùng với cây mía cây cao su sẽ mở ra hướng đi mới để người dân Thạch Cẩm vươn lên thoát nghèo.

Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bên cạnh cây mía, cây lúa, cây ngô cũng được xem là cây đem lại nguồn thu chủ lực cho người dân trong xã. Hiện, tổng diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân của xã đạt 1.243,56 ha, đạt 74,8 % kế hoạch năm 2011 đề ra, bằng 94,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 101% so với huyện giao. Tổng sản lượng lương thực vụ chiêm xuân là 1.723,4 tấn, đạt 103% kế hoạch và 115,96% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng diện tích cây lúa vụ chiêm xuân là 122,66 ha, tăng 11,5 % so với kế hoạch huyện giao; tổng diện tích cây ngô là 242,2 ha, đạt 101% so với kế hoạch huyện giao. Nhờ đầu tư giống mới và phân bón nên năng suất lúa ngô đều tăng (năng suất lúa bình quân là 51,4 tạ/ha; năng suất ngô đạt 45,1 tạ/ha).

Kinh tế phát triển nên đời sống của người dân được chăm lo. Xã đã duy trì thường xuyên công tác trực khám chữa bệnh cho nhân dân và làm tốt công tác đăng ký khám chữa bệnh cho đối ượng bảo hiểm y tế, đồng thời làm tốt công tác phòng dịch cho nhân dân.

Những gì đạt được ở Thạch Cẩm ngày nay mới chỉ là bước khởi đầu cho một Thạch Cẩm tươi sáng trong tương lai. Tuy phía trước Thạch Cẩm còn nhiều thử thách, nhưng nhờ hướng đi đúng, tập trung phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hứa hẹn Thạch Cẩm sẽ trở thành một miền quê văn minh, giàu đẹp.


PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.

Nhật Vượng

17:32 12/12/2024
Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm