Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam có triển vọng là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới

Thứ ba, 21/06/2011 - 08:57

(Thanh tra)- Theo kịch bản dự báo được đánh giá khả thi, đến năm 2030, ngành lúa gạo Việt Nam duy trì được diện tích 3,8 triệu ha đất lúa, đủ để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời duy trì xuất khẩu (XK) trên 5 triệu tấn gạo và khả năng trở thành nước XK gạo đứng đầu thế giới.

Cần những giải pháp để tăng giá trị cho gạo Việt Nam

An ninh lương thực quốc gia được bảo đảm

Theo dự đoán của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tới năm 2030, dân số Việt Nam vào khoảng 106 triệu người; hệ số quay vòng đất lúa giảm nhẹ còn 1,8 lần/năm; hao hụt trong và sau thu hoạch từ 7 - 10% và lượng dự trữ tối thiểu từ 1,5 - 2 triệu tấn lúa thặng dư. Còn, theo các kịch bản dự báo mà Viện Chính sách - Chiến lược Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định, do sự tác động của thời tiết bất thường, biến đổi khí hậu, thủy lợi và việc sử dụng giống lúa, năng suất lúa có thể tăng ở các cấp độ khác nhau. Theo 3 kịch bản, năng suất lúa thấp nhất cũng thu lại 5,8 - 6,3 tấn/ha và kịch bản tiếp tục như hiện nay là 7 tấn/ha. Diện tích trồng lúa dao động từ 3,0; 3,3; 3,6 - 3,8 triệu ha và tiêu thụ gạo trên đầu người mỗi năm theo 2 chiều hướng hoặc là 100 kg hoặc 120 kg vào năm 2030.

Ông Nguyễn Ngọc Quế, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Việt Nam khẳng định, dù theo kịch bản dự báo nào thì an ninh lương thực quốc gia đều được bảo đảm. Sản lượng lúa gạo đủ để phục vụ tiêu dùng trong nước và dự trữ được thấp nhất từ hơn 1 triệu tấn đến cao nhất khoảng gần 10 triệu tấn gạo để XK.

Đáng nói là, kịch bản “với chính sách hiện nay, việc cân đối lương thực từ 3,0 - 3,3 triệu ha đất lúa, hao hụt sau thu hoạch là 10%, năng suất dao động từ 5,8; 6,3 và 7 triệu tấn gạo” được nhiều chuyên gia hàng đầu về lúa gạo ở trong nước cũng như của thế giới đánh giá là có nhiều khả năng xảy ra nhất.

Tăng giá trị về chất

Nhiều ý kiến cho rằng, với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Việt Nam trở thành nước XK gạo đứng đầu thế giới là trong tầm tay. Bởi, nước XK gạo thứ nhất thế giới - Thái Lan đang tỏ rõ mục tiêu XK tập trung vào giá trị chứ không chú ý nhiều đến số lượng. Việt Nam lại chỉ được đánh giá là có khả năng trở thành nước XK gạo thứ nhất về số lượng chứ không phải giá trị. Do vậy, việc tập trung đầu tư vào công tác giống, kỹ thuật, cơ chế chính sách để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm gạo Việt Nam, qua đó tăng giá trị XK và tăng sức cạch tranh với gạo Thái Lan là hướng đi dài hạn cần được các nhà hoạch định chính sách tính toán.

Theo phân tích của chuyên gia Steven Jaffee đến từ Ngân hàng Thế giới, chuỗi giá trị lúa gạo ở Việt Nam đang có quá nhiều người tham gia nhưng lại quá ít giá trị. Cụ thể, chuỗi cung ứng quá nhiều cấp độ và thường không có sự phối hợp với nhau. Mức độ tổn thất vật chất còn cao cũng như thiếu khuyến khích, hỗ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự phân phối lợi nhuận và rủi ro không công bằng. Bên cạnh đó, cạnh tranh hạn chế giữa những người mua và người XK. Do vậy, Việt Nam ở “dưới đáy của tháp gạo”, phần lớn cung cấp cho các chương trình của Nhà nước và sự cạnh tranh bằng chi phí thấp. Kết quả là, lợi nhuận giữ lại của nông dân bình quân hơn 300.000 đồng/người/tháng thấp hơn với ngưỡng nghèo là 400.000 đồng/người/tháng.

Các nhà tư vấn thế giới đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xác định chiến lược và chính sách cho ngành lúa gạo để đạt được các mục tiêu phù hợp về an ninh lương thực, quyền lợi của người trồng lúa và người tiêu dùng cũng như lợi ích thương mại. Theo đó, Việt Nam cần tính toán đạt được hiệu quả, công bằng và bền vững trong phát triển lúa gạo và có xem xét tới sự khác biệt về cơ hội và vùng miền. Đồng thời, cần công nhận vai trò phù hợp của “4 nhà” và tạo ra sự linh hoạt trong việc đáp ứng với các thay đổi về kinh tế, thị trường, khí hậu và thay đổi khác.

“Việt Nam cần hạn chế trong sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đặt mục tiêu giữ đất lúa. Quản lý nguồn nước thủy lợi công, nghiên cứu giống mới và hạn chế XK gạo hàng năm. Đồng thời, dự trữ gạo chiến lược và có các biện pháp cứu trợ thiên tai cũng như bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ cho người nghèo. Đi cùng với đó là đòi hỏi các chính sách giảm thuế, miễn phí cho nông nghiệp; khi cần can thiệp bằng giá sàn cho lúa và tận dụng triệt để sáng kiến của “4 nhà”; gắn thương mại XK gạo của doanh nghiệp Nhà nước vào những giao dịch giữa các Chính phủ; quy định giá XK tối thiểu… Có như vậy, Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia với các mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2020 mới có khả năng trở thành hiện thực”, chuyên gia Steven Jaffee đánh giá.

 Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Để” chủ thể OCOP bền vững

Bài 2: “Để” chủ thể OCOP bền vững

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện, kết quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo nên giá trị thực tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, song cũng nhìn nhận rõ những vấn đề bộc lộ bất cập, cần tháo gỡ để chương trình thực sự bề vững.

Nhật Vượng

17:41 12/12/2024
Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.

Nhật Vượng

17:32 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm