Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 01/05/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Giữa thời điểm kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021), nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển của TP Đà Nẵng; ai cũng tấm tắc khen ngợi sự thay da đổi thịt từ tinh thần năng động, sáng tạo trong nếp nghĩ, cách làm; để tạo nên một diện mạo mới văn minh, hiện đại, đáng sống… Song, nhìn lại bước đi, Đà Nẵng có lúc chững lại vì nhiều lý do…
TP Đà Nẵng rực rỡ bên sông Hàn. Ảnh: Ngọc Phó
Có ý kiến cho rằng, sau khi trở thành TP loại I vào năm 1997, Đà Nẵng tập trung phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được xem như một kỳ tích; làm tiền đề phát triển ngành du lịch với quy mô lớn; trở thành “điểm đến” không chỉ khách trong nước mà còn cả khách “năm châu, bốn biển”. Song, chừng ấy chưa đủ độ bền vững lâu dài, ổn định cho nền kinh tế.
Bằng chứng là trong 2 đợt bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 từ năm 2020, tốc độ phát triển kinh tế Đà Nẵng bị tụt hậu.
Năm 2020, kinh tế Đà Nẵng lần đầu tiên tăng trưởng âm gần 10%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành công nghiệp “không khói” bị ngưng trệ và sa sút kéo dài; thị trường du lịch và bất động sản “đóng băng”; thu nhập đời sống và xã hội bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh những biến động bất lợi về thiên tai, dịch bệnh; còn có yêu cầu khắc phục những hạn chế, khuyết điểm mà Trung ương đã chỉ ra qua các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra… là những thách thức lớn đối với Đà Nẵng.
Trong đó, nổi cộm là các sai phạm nghiêm trọng về nhà, đất làm nhiều cán bộ chủ chốt của TP vướng vào vòng lao lý, phải chịu án tù; gây tâm lý bi quan, thụ động trong một bộ phận cán bộ, công chức TP.
Để tiếp sức cho Đà Nẵng trên chặng đường mới, Chính phủ ban hành Nghị định triển khai Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về “thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị TP Đà Nẵng”; Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quyết định chủ trương đầu tư xây dựng DA bến cảng Liên Chiểu; cho phép, lập đề án nghiên cứu xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngày 24/1/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sự ra đời của Nghị quyết số 43 đã tạo cơ hội cho TP phát triển thuận lợi trong những năm tiếp theo; với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh; là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Vận hội mới của Đà Nẵng là những quyết sách quan trọng của Trung ương dành cho, trọng tâm là đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng được phê duyệt. Theo đó, cấu trúc đô thị Đà Nẵng đã được xác định rõ theo cảnh quan đặc trưng các vùng đô thị (gồm vùng ven mặt nước, vùng lõi xanh, vùng sườn đồi và 1 vùng sinh thái); đồng thời hình thành 2 vành đai kinh tế gồm: Vành đai phía Bắc - vành đai Công nghiệp công nghệ cao và cảng biến - logistics; vành đai phía Nam - vành đai đổi mới sáng tạo và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
TP tập trung phát triển công nghệ cao có quy mô diện tích gần 1.710ha với khu công nghệ cao Đà Nẵng và khu công nghệ cao mở rộng; khu công nghệ thông tin tập trung số 1, số 2; khu công viên phần mềm số 1, số 2, số 3. Đồng thời, hình thành cụm đổi mới sáng tạo tại phía Nam TP gắn liền với khu đô thị Đại học Đà Nẵng, trung tâm đổi mới sáng tạo và công viên phần mềm; 3 khu công nghiệp mới cũng sẽ được triển khai cùng với tiếp tục xây dựng mới các cụm công nghiệp Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ), Hòa Nhơn (huyện Hoà Vang), Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu).
Điều này góp phần định hình rõ quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng trong hơn 20 năm đến, giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, đô thị với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Vượt qua đại dịch, tình hình kinh tế - xã hội của Đà Nẵng từng bước khôi phục và có sự phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là thu hút đầu tư.
Trong quý I/2021, TP đã cấp mới 9 dự án (DA) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 146,4 triệu USD; cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 5 DA đầu tư trong nước với tổng vốn 393,8 tỷ đồng. Một số DA lớn như: Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp làng Vân, trung tâm thương mại VV Mall… được khởi động, đưa vào hoạt động.
Thu ngân sách Nhà nước quý I ước đạt 5.879 tỷ đồng, bằng 27,3 % dự toán.
TP đã tổ chức công bố các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển TP Đà Nẵng và ký kết thỏa thuận tài trợ nghiên cứu lập đề án xây dựng TP thành trung tâm tài chính quy mô khu vực. Các công trình, DA trọng điểm được tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ.
Nhờ có nhiều giải pháp phục hồi, kích cầu du lịch; trong đó nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm mới, nhiều hoạt động, sự kiện sôi động, hấp dẫn đã được tổ chức... tổng lượng khách du lịch tới Đà Nẵng quý I đạt hơn 610 ngàn lượt, tăng hơn 47,5% so với cùng kỳ; là tín hiệu rất lạc quan với kinh tế TP, bởi lẽ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, cũng là lĩnh vực chủ lực trong cơ cấu kinh tế TP hiện nay.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP từ đầu năm 2021 đến nay, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Quảng nhận xét: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại một số địa phương, gây nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của cả nước và TP; tuy nhiên, Thành ủy, HĐND, UBND, cùng các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021; trọng tâm là vừa phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Nhờ đó, kinh tế của TP được duy trì ổn định; thu hút đầu tư và một số ngành, lĩnh vực nhất là công nghệ cao đạt nhiều kết quả tích cực; nhiều công trình, DA được tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; tái khởi động lại nhiều DA quan trọng, đẩy nhanh tiến độ nhiều công trình động lực, trọng điểm.
Kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, TP Đà Nẵng đón nhận những “cú huých” có trọng lượng, góp phần tháo gỡ hàng loạt vấn đề nội tại, cũng như mở ra những hướng phát triển mới; đồng thời tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế TP trong thời gian tới; cùng viết thêm trang sử vàng chói lọi mà các thế hệ tiền bối đi trước đã tạo dựng nên...
Ngọc Phó
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) vừa được vinh danh tại 2 giải thưởng “Top 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính” và “Tiến bộ vượt trội dành cho Báo cáo thường niên” tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm (VLCA) 2024 do Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức.
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
14:29 22/11/2024(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Trần Quý
12:40 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền