Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 22/10/2012 - 15:10
(Thanh tra) - Thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đã thực hiện miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ngày càng nhiều.
Nghị quyết 13 của Chính phủ đã góp phần quan trọng tháo gỡ hoạt động SXKD
Tín hiệu lạc quan
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, trong hơn 4 tháng triển khai Nghị quyết 13/NQ-CP, ngành thuế đã gia hạn 9.987 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) 6 tháng cho 208.250 doanh nghiệp (DN), trong đó, DN nhỏ và vừa chiếm 99,5%, với số tiền gia hạn chiếm hơn 89%; gia hạn thuế thu nhập DN cho 8.260 DN, với tổng số tiền 347,5 tỷ đồng; giảm 50% tiền thuê đất năm 2012 cho 3.150 DN thương mại, dịch vụ trị giá 339 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngành Thuế còn thực hiện miễn 10,6 tỷ đồng thuế môn bài năm 2012 cho 40.220 hộ đánh bắt hải sản và làm muối.
Ngoài các khoản miễn, giảm, gia hạn kể trên, ngành Thuế còn gia hạn thuế thu nhập DN 9 tháng đối với khoản tiền nợ thuế từ năm 2011 trở đi; gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính; chưa thực hiện thu một số loại lệ phí...
Nếu cộng tất cả các khoản này và khoảng 2.000 tỷ đồng bổ sung vốn cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn, thì tổng số tiền thực hiện tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đến thời điểm này trên 29.000 tỷ đồng.
Nhờ vậy, số lượng DN giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động giảm; số lượng DN quay trở lại hoạt động, DN có lãi tháng sau tăng hơn tháng trước. Sau 4 tháng thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP, đã có 6.100 DN quay trở lại hoạt động, số DN kê khai có lãi tăng bình quân 3 - 4%/tháng.
Bên cạnh đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, thủ tục hải quan, tăng cường khai thuế điện tử, thủ tục hải quan điện tử, nộp thuế qua ngân hàng..., Bộ Tài chính đã kiến nghị và được Chính phủ đồng ý tiếp tục gia hạn thêm 3 tháng đối với số thuế VAT đã được gia hạn 6 tháng theo Nghị quyết số 13/NQ-CP.
Được biết, 9 tháng đầu năm 2012, ước khoảng 51.000 DN thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 350,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011. Tính đến nay, cả nước có trên 675.000 DN đã được thành lập, trong đó, khoảng 472.000 DN đang hoạt động, chiếm gần 70%.
Biến thách thức thành cơ hội
Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước còn khó khăn, nhiều DN vẫn đang phải chật vật để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, thời điểm này cũng chính là cơ hội để DN nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các DN lớn và phát triển bền vững.
Tổng cục Thống kê cho biết, tính riêng 6 tháng đầu năm 2012, số DN giải thể, ngừng hoạt động lên tới 26.324, tăng 5,4% so cùng kỳ 2011, số DN giải thể tăng tới 35,4%. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, số DN kinh doanh thua lỗ lên đến khoảng 70%. Điều này cho thấy, các DN đang phải đối mặt với những thử thách rất lớn trong môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt.
Nguyên Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO, Lương Văn Tự cho rằng, mỗi lần biến động là một lần thanh lọc các DN làm ăn kém hiệu quả và tạo ra những DN lớn có năng lực cạnh tranh. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, mặc dù có nhiều khó khăn song cũng có nhiều cơ hội cho DN Việt vươn lên.
Theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh: Để biến những khó khăn, thách thức trong khủng hoảng thành lợi thế, các DN cần nhìn thấy những thay đổi đang chuẩn bị diễn ra và trang bị cho mình những phương pháp, kỹ năng mới tận dụng tối đa những cơ hội trong sự thay đổi đó.
Khủng hoảng kinh tế là cơ hội để DN cải cách, tái cấu trúc, xác định lại thị trường, tập trung vào lợi thế cạnh tranh thực sự của mình để có thể đứng vững và vượt qua khủng hoảng.
Thực tế cho thấy, từ trong khủng hoảng các DN đã rà soát, xác định chiến lược kinh doanh, tái cấu trúc để hướng đến những giá trị trụ vững và lâu bền.
Đơn cử như DN vàng bạc đá quý Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, trong thời kỳ khủng hoảng, DN đã mạnh dạn thực hiện tái cấu trúc và đã tái cấu trúc thành công, gặt hái được nhiều thành tích như: Là công ty số một Việt Nam về ngành hàng vàng bạc đá quý và có hệ thống bán lẻ rộng khắp cả nước, top 50 công ty niêm yết lớn nhất trên sàn chứng khoán, tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm…
Ngoài ra, chính trong thời kỳ này cũng tạo ra cơ hội cho DN Việt Nam vươn lên khẳng định mình trên trường quốc tế. Ông Lương Văn Tự cho biết thêm, hiện cả nước có vài trăm nghìn DN, đây một lực lượng tương đối hùng hậu, nhưng có chung nhược điểm là còn thụ động nên chưa vươn ra khỏi “ao nhà”.
Mặt khác, DN Việt phải nghĩ sản phẩm của mình không phải chỉ cho thị trường trong nước, mà phải nghĩ sản phẩm của mình cho tất cả người tiêu dùng ASEAN, vì hiện thuế giữa các nước trong khu vực chỉ còn 0 - 5%. Trong thời kỳ hội nhập, thị trường thế giới sẽ là bình thông nhau nên các DN Việt phải phấn đấu trong cuộc cạnh tranh đầy cam go và quyết liệt. Để làm được điều này, các DN phải tranh thủ các cơ hội trong khủng hoảng để vươn lên bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thạc sỹ kinh tế Đoàn Hùng Nam, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia khu vực II cho rằng, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển, các tập đoàn đa quốc gia và DN FDI thường sử dụng khoa học công nghệ cốt lỗi để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và của tập đoàn nói chung. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt, trước hết phải hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước. Cụ thể là Nhà nước phải công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho DN, có chính sách phù hợp để DN trong nước cạnh tranh được với các DN nước ngoài.
Ngoài ra, bản thân DN phải nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng và đào tạo đội ngũ quản trị DN giỏi, vừa nắm kiến thức quản trị DN hiện đại, vừa có trình độ ngoại ngữ, am hiểu luật pháp thị trường trong và ngoài nước… Đồng thời, để thắng được trong cuộc cạnh tranh mới, các DN trong nước phải biết liên kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển.
Mỹ Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh