Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tin kinh tế 73/2020

Thứ năm, 10/09/2020 - 19:50

(Thanh tra)- Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020 với mức doanh thu tài chính đạt 101% so với kế hoạch, Unitel (thương hiệu Viettel tại Lào) tiếp tục giữ vững là công ty viễn thông số 1 tại Lào, chiếm thị phần 57%.

Để đạt được kết quả này, Unitel đã liên tục thay đổi, mở rộng lĩnh vực mới, cập nhật công nghệ để luôn là doanh nghiệp đi đầu, hỗ trợ Chính phủ Lào chuyển đổi số. Điều này đã được Tổ chức Giải thưởng Quốc tế Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận với hai giải thưởng cho hạng mục “Đổi mới trong Dịch vụ Hành chính công” và “Đổi mới trong Sản phẩm, dịch vụ dành cho người tiêu dùng”.

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương), Nhật Bản luôn là một trong những quốc gia đầu tư lớn vào Việt Nam về cả số lượng dự án và tổng vốn đầu tư. Làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư. Cụ thể, năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo cả tháng 8 có thể đạt mức tăng đến 20% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ tiếp tục tăng, mặc dù tốc độ tăng chưa cao do chịu tác động từ dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, nhờ lợi thế về thuế của tôm Việt Nam tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh nên các nhà nhập khẩu của EU sẽ quan tâm hơn đến nguồn cung từ Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê, hết 8 tháng, số thuế thu nhập cá nhân thu được là hơn 77.100 tỷ đồng, tăng gần 4.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (73.200 tỷ đồng). Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm của hơn 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 2,4 triệu lao động mất việc.

Lượng đơn hàng dệt may xuất khẩu cho quý IV của Việt Nam giảm tới hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là nhu cầu hàng dệt may giảm mạnh trên toàn cầu. Hiện, lượng đơn hàng quý IV và quý I/2021 mới chỉ đạt 50% năng lực sản xuất đối với sản phẩm veston và 60% với sản phẩm sơ mi. Để có thể duy trì sản xuất cũng như bù lượng đơn hàng truyền thống thiếu hụt, doanh nghiệp phải nhận sản xuất thêm các đơn hàng dệt kim, đồ y tế.

T.Uyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm