Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 03/06/2011 - 08:11
(Thanh tra)- Dự thảo Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản (XKTS) đến năm 2015 đề ra mục tiêu đến năm 2015 phát triển XKTS hiệu quả, bền vững, có vị thế cao trên trường quốc tế với giá trị đạt từ 6,5 - 6,7 tỷ USD. Đây là mục tiêu được đánh giá là khả thi với tiềm năng lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cũng không ít thách thức…
Muốn đạt được các chỉ tiêu xuất khẩu, một trong những giải pháp là hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt
Kim ngạch xuất khẩu đạt 6,7 tỷ USD vào năm 2015
Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mục tiêu đến năm 2015 đặt ra là phải phát triển bền vững ngành Công nghiệp chế biến XKTS, giữ vững nhịp độ tăng trưởng XK từ 8 - 10%/năm; đồng thời kim ngạch XK đạt 6,5 - 6,7 tỷ USD; con số này có thể đạt 8 tỷ USD vào 5 năm tiếp theo.
Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên mà ngành Thủy sản phải tính đến đó là phải giữ vững được cơ cấu thị trường dựa trên 3 trụ cột chính: EU - Mỹ - Nhật (chiếm 60 - 65% tổng giá trị XK). Đồng thời, phát triển mạnh các thị trường mới tiềm năng như: Đông Âu, ASEAN, Nam Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và các thị trường đơn lẻ khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia… Đi cùng với đó phải đổi mới phát triển thị trường, xây dựng chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, nhuyễn thể… tại các thị trường chính.
Bên cạnh đó, đến năm 2015, sản xuất nguyên liệu cho chế biến XK cố gắng đạt khoảng 3,5 triệu tấn, trong đó khoảng 2,6 triệu tấn là ở trong nước và khoảng 700.000 tấn là nguyên liệu nhập khẩu. Cụ thể, với một số sản phẩm chủ lực, nguyên liệu tôm nuôi phải đạt 600.000 tấn, cá tra 1,65 triệu tấn, nghêu 250.000 tấn, cá biển 165.000 tấn và cá rôphi 200.000 tấn… Không chỉ thế, ngành Thủy sản còn phải tính đến việc tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến theo chiều sâu trên cơ sở đổi mới kỹ thuật và công nghệ; đưa tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng, sản phẩm ăn liền, sản phẩm sạch, mang nhãn hàng sinh thái chiếm 70 - 75% giá trị XK vào năm 2015.
Cần xây dựng được thương hiệu quốc gia
Theo các chuyên gia, Việt Nam có những lợi thế cơ bản về XK, có đủ tiềm năng để đưa những sản phẩm thủy sản vào các thị trường lớn của thế giới. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là sự gắn kết giữa chế biến XK với sản xuất nguyên liệu làm chưa tốt. Tương tự, công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại vào các thị trường XK chính cũng chưa được thực hiện một cách bài bản, kịp thời...
Để giải quyết những thách thức này cũng như đạt được các mục tiêu của 5 năm tới, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản cho rằng, nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu là giải bài toán nguyên liệu cho chế biến. Theo đó, nguyên liệu vùng nuôi phải giữ vững và tăng diện tích nuôi phù hợp với quy hoạch; duy trì diện tích vùng nuôi đặc biệt với 2 sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra; xây dựng chợ bán buôn nguyên liệu chuyên nghiệp, nhằm gia tăng giá trị và quản lý an toàn vệ sinh, ngăn chặn nạn bơm tạp chất với tôm; phát triển điều kiện nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ trên 1 ha phải đáp ứng được các tiêu chuẩn vùng nuôi, an toàn với cá tra. Bên cạnh đó, giữ vững sản lượng khai thác ở mức 2 triệu tấn/năm với nguyên liệu từ khai thác biển (trong đó 490 nghìn tấn cho chế biến XK); đi kèm việc áp dụng các hình thức tổ chức quản lý cộng đồng là các giải pháp kỹ thuật để đáp ứng các quy định quốc tế về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nhân rộng mô hình hợp tác xã khai thác đạt chứng nhận MSC cho các sản phẩm khai thác phù hợp. Ngoài ra, phải duy trì việc nhập khẩu nguyên liệu đến năm 2015 khoảng 650 nghìn tấn nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến XK, tạo việc làm cho người dân.
Nhóm giải pháp không kém phần quan trọng khác đó là phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh các chương trình truyền thông, tiếp thị, quan hệ công chúng, xây dựng hình ảnh sản phẩm thủy sản Việt Nam bằng xúc tiến thương mại theo hướng chuyên nghiệp hóa. Trước mắt, cần tập trung vào chương trình phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu chung cho cá tra XK, tiến tới là các sản phẩm tôm sú, cá ngừ, nhuyễn thể… Ngoài ra, cần thiết phải thực hiện thí điểm thành lập quỹ phát triển thị trường với sản phẩm cá tra; các doanh nghiệp XK có trách nhiệm đóng kinh phí để tập trung nghiên cứu thị trường, tập quán người tiêu dùng, hỗ trợ các điều kiện XK.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn, yêu cầu: HACCP, GM, SSOP…; bảo đảm 100% doanh nghiệp chế biến XK đạt tiêu chuẩn ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh