Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/10/2011 - 06:33
(Thanh tra)- Trong khi giá thịt lợn, thịt gà có xu hướng giảm mạnh tại các chuồng trại từ đầu tháng 10 tới nay, thì tại các siêu thị, đặc biệt là tại các chợ, giá vẫn được niêm yết hoặc bán với giá cao hơn, thậm chí gấp đôi. Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, đây là biểu hiện của thị trường thịt gà, lợn đang bị thương lái làm giá. Như vậy, người tiêu dùng và nông dân vẫn là đối tượng chịu thiệt.
Người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao khi giá xuất chuồng các loại thịt giảm mạnh.
Cục Chăn nuôi cho biết, đầu tháng 10 đến nay, giá thịt lợn, gà xuất chuồng giảm mạnh. Các tỉnh miền Nam giá lợn siêu nạc là 50.000 đồng/kg, lợn lai là 48.000 đồng/kg. Còn tại các tỉnh miền Bắc, loại thực phẩm này cũng dao động từ 43.000 - 53.000 đồng/kg đối với lợn lai và lợn siêu nạc. Như vậy, giá đã giảm hơn 10% so với thời điểm cách đây 3 - 5 tháng. Thậm chí, tại các trang trại ở Sơn Tây, Hà Nội giá thịt lợn xuất chuồng chỉ còn 50.000 đến dưới 50.000 đồng/kg( nghĩa là giảm tới gần 30% ở lúc cao điểm). Trong khi đó, giá thịt gà trắng đầu tháng 10 tại các tỉnh Tây Nam bộ cũng giảm sâu, chỉ còn 24.000 đồng/kg, giảm một nửa so với thời điểm hai tháng trước đây.
Có ý kiến cho rằng, giá thịt trong nước giảm là do áp lực từ thịt nhập khẩu. Bởi số lượng thịt nhập khẩu vào nước ta chỉ khoảng 3.000 tấn/tháng ở thời điểm đầu năm thì tháng 7 đã tăng lên gần 5 lần và ước tính 9 tháng đầu năm, tổng lượng thịt nhập khẩu vào nước ta đã lên tới trên 85.000 tấn. Trong khi đó, một lý do khác được đưa ra là, do nhiều hộ chăn nuôi đã đẩy mạnh tái đàn và đây là thời điểm nguồn cung rất lớn khiến giá thịt giảm mạnh. Tuy vậy, cũng cần tính đến một phần nguyên nhân do bà con nông dân bán tháo để chạy các đợt lũ tại đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung.
Điều đáng nói, việc giá thịt lợn, thịt gà xuất chuồng giảm mạnh lại không tỷ lệ thuận với việc giảm giá ở thị trường. Khảo sát tại một số siêu thị ở Hà Nội cuối tuần qua, giá niêm yết vẫn đứng ở mức cao, dao động từ 140 - 150.000đồng/kg với thịt lợn thăn. Còn tại chợ Bách Khoa, các tiểu thương bán cho khách hàng không dưới 120.000đồng/kg. Còn thịt lợn xay và sườn cũng được bán từ 100.000 - 110.000đồng/kg. Tương tự với thịt gà, nếu như giá xuất chuồng giảm tới từ 40 - 50% so với những tháng trước đây, thì đến tay người tiêu dùng thấp nhất cũng từ 80.000 - 100.000đồng/kg. Một sinh viên Đại học Thủy lợi cho biết, chúng em nghe thời sự trên vô tuyến nói giá thịt lợn, thịt gà giảm mạnh chỉ còn vài chục nghìn/kg, nhưng lúc đi chợ, người bán hàng vẫn bán cao hơn từ 20 - 30.000đồng/kg.
Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, giá thịt lợn thất thường như hiện nay dường như có sự chi phối của thương lái. Hiện giá xuất chuồng đã giảm từ 20 - 24% nhưng giá bán ngoài chợ chỉ giảm khoảng 15%. Ngay cả đối với thịt gà, giá gà ta bán tại chuồng ngang với gà công nghiệp, nhưng khi tới tay người tiêu dùng lại cao hơn do thương lái “làm giá”. Còn theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, đây không phải là lần đầu tiên giá thịt, thực phẩm bị các thương lái thao túng giá. Bởi lẽ, không chỉ hàng thực phẩm tươi sống mà hàng hóa nói chung đang được sản xuất ra và tiêu thụ qua nhiều tầng nấc trung gian, dẫn tới chi phí cao. Đặc biệt, việc giao dịch giữa nhà sản xuất và thương mại bán buôn, bán lẻ chưa được công khai minh bạch, tầng lớp trung gian trong giao dịch thương mại kiếm lợi nhuận cao cuối cùng người sản xuất và người tiêu dùng đều bị thiệt.
Theo dự báo của Cục chăn nuôi, từ nay đến cuối năm, nguồn cung sản xuất trong nước về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Trong đó, sản xuất thịt lợn bình quân đạt 175.000 tấn thịt xẻ/tháng, thịt gia cầm đạt 52.000 - 55.000 tấn thịt xẻ/tháng, các loại thịt khác khoảng 13.000 tấn. Tuy nhiên, điều mà các nhà quản lý cần tính tới ngay là giải pháp để định hướng sản xuất, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc phân phối tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là bộ phận trung gian, tiểu thương. Bởi thực tế, đa số các hộ dân chăn nuôi đều ở quy mô nhỏ lẻ, vì vậy, việc thu mua hầu hết qua các thương lái quen đến tận chuồng để thực hiện giao dịch mua bán. Do vậy, việc “làm giá”, ép giá, thậm chí đưa ra những thông tin thất thiệt, thiếu căn cứ để qua mặt người chăn nuôi hòng kiếm tiền chênh lệnh lớn là phổ biến.
Các chuyên gia cho rằng, không thể quản lý nổi các thương lái theo kiểu chạy theo. Vì vậy, các cơ quan quản lý phải tính đến vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung để minh bạch hóa chuỗi sản xuất lưu thông và tiêu dùng. Trước mắt, phải từng bước thiết lập thị trường sản xuất kinh doanh thực phẩm cạnh tranh lành mạnh có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia… Như vậy, hiện tượng giá thịt nói riêng và giá các loại hàng hóa thực phẩm nói chung mới giải được bài toán bất ổn, tăng giá, giảm giá mạnh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lưu thông của thị trường.
Bài và ảnh: H.Oanh - T.Văn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh