Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/06/2012 - 06:37
(Thanh tra)- Để giúp doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) vượt qua thời khắc khó khăn này, Chính phủ cần đứng ra mua lại các khoản nợ xấu của DN thông qua việc cơ cấu lại nợ, phân loại nợ xấu, DN yếu kém. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội về thị trường BĐS 5 tháng qua với PV Báo Thanh tra.
Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Hữu Cường
Ông Cường cho biết, thị trường BĐS 5 tháng qua tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế và chính sách thắt chặt tín dụng. Do đó, việc giao dịch mua bán và tốc độ đầu tư vào các dự án BĐS hiện nay vẫn rất trầm lắng.
+ Hầu hết DN BĐS đang đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Chúng ta cần có các giải pháp nào để giúp DN vượt qua thời khắc khó khăn này, thưa ông?
- Hiện có khoảng 90% DN BĐS đã thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng. Việc giãn thuế, hoãn thuế chỉ là biện pháp tạm thời nhằm giảm áp lực cho DN và người vay tiền. Dù giãn hay hoãn, DN vẫn phải trả lãi.
Đến nay, các DN BĐS đã vận dụng hết khả năng, khuyến mại dưới mọi hình thức, giảm giá, bán tặng sản phẩm, trả tiền nhiều đợt, liên kết hệ thống ngân hàng giảm lãi suất ưu đãi... Tuy nhiên, họ vẫn chưa tìm được lối ra và đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Để giải quyết bài toán này, Chính phủ cần đứng ra mua lại các khoản nợ xấu của DN BĐS thông qua việc cơ cấu lại nợ, phân loại nợ xấu, DN yếu kém. Những DN vay tiền ngân hàng nhưng sử dụng không đúng mục đích, dẫn tới thua lỗ, phá sản cần phải loại trừ. Còn DN hoạt động tốt, đóng thuế đủ, có tính thanh khoản cao, sử dụng nguồn tiền vay đúng mục đích nhưng đang găp khó khăn do chính sách thắt chặt tín dụng thì phải tạo điều kiện để tiếp cận được vốn vay duy trì hoạt động.
Trên thực tế, BĐS vừa cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng, vừa tiêu thụ sản phẩm của nhiều ngành sản xuất khác, đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Nếu thị trường BĐS “bất động” sẽ kéo theo nhiều ngành nghề đình trệ như: Sản xuất xi măng, sắt thép, nội thất…
+ Ông có gợi ý nào cho các DN BĐS trong thời khắc khó khăn này?
- Theo số liệu khảo sát của Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), nhu cầu về nhà ở đang rất lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn chung này thì lượng cầu giảm rất mạnh. Các chủ đầu tư phải tìm đối tác (ngân hàng) tạo lập được các dòng sản phẩm phù hợp với túi tiền của khách hàng như: Xây dựng những căn hộ có diện tích vừa phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu; giá thành hợp lý; hình thức thanh toán linh động… thì mới có thể tự giải cứu cho mình.
+ Đối với người tiêu dùng thì sao, thưa ông?
- Theo tôi, giá BĐS trong thời gian này là hợp lý cho những người có nhu cầu về nhà ở quyết định. Có thể một thời gian tới, giá BĐS sẽ rẻ hơn, nhưng khách hàng không bao giờ mua được những vị trí đẹp như hiện nay. Cho nên, những người quyết định mua ngay bây giờ bao giờ cũng dễ sở hữu những vị trí “vàng”, dễ sinh lời hơn. Và cơ hội này chỉ có trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
T. Quý - T. Nga (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà