Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 11/01/2013 - 14:18
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành công thương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường để góp phần cùng cả nước đạt được mục tiêu tổng quát năm 2013 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngành công thương. (Ảnh: Danh Lam /TTXVN)
Ngày 11/1, dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm năm 2013 của ngành công thương tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trước mắt, Bộ Công Thương cần tập trung cùng các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất. Phấn đấu nâng cao chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) để góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng (GDP) của nền kinh tế cao hơn năm 2012.
Ngành cần tăng cường phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng để kịp thời nắm bắt tình hình định hướng thị trường tiêu thụ và phối hợp với các Bộ ngành liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về tiếp cận tín dụng, các chính sách hỗ trợ về thuế, phí…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị ngành tập trung phát triển thị trường đi liền với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; làm tốt công tác quản lý thị trường, xử lý sai phạm; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng. Bảo đảm hàng hóa cho dịp Tết nguyên đán sắp tới gắn với kiểm soát về giá cả hàng hóa, không để khan hàng, sốt giá, chú ý quan tâm cung cầu hàng hóa cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tăng cường bình ổn giá, bởi đây là giải pháp quan trọng vừa có lợi cho người dân, vừa góp phần vào kiểm soát lạm phát.
Cùng với đó là, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý xuất nhập khẩu; coi nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực để thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.
Ngành tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng tỷ trọng còn thấp ; tăng cường thâm nhập các thị trường mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tái cơ cấu sản xuất công nghiệp, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; từng bước chuyển từ gia công, lắp ráp là chủ yếu sang chế tạo và chế tác và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Việt Nam.
Là ngành hiện có lực lượng khá lớn các doanh nghiệp nhà nước, do đó ngành công thương phải là một trong những ngành đi đầu trong tái cơ cấu doanh nghiệp và tạo chuyển biến tích cực trong quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu ngành công thương cần tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, rà soát các quy định của pháp luật, loại bỏ các quy định đang gây trở ngại cho sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác giải trình, giải đáp nhất là phải công khai, minh bạch về giá xăng dầu, điện; thực hiện giá điện, giá xăng dầu theo giá thị trường…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn ngành công thương tiếp tục nỗ lực phấn đấu triển khai một cách đồng bộ các giải pháp của Chính phủ cũng như của ngành nhằm đổi mới và tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực công thương, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong ngành nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, đóng góp tích cực và quan trọng cho sự phát triển chung của cả nước.
Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của ngành công thương năm 2012, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, biến động phức tạp.
Theo đó, trong đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, mặc dù năm 2012 tuy gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa được phục hồi, sức mua trong nước và nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn ước tăng 4,8% so với năm 2011, tuy là mức tăng trưởng thấp so với một số năm trở lại đây song vẫn là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng lớn. Tình hình giải quyết hàng tồn kho trong doanh nghiệp có chuyển biến tích cực. ..
Về tình hình phát triển thị trường trong nước, bảo đảm cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế. Năm 2012, kinh tế thế giới biến động phức tạp, thương mại toàn cầu sụt giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên thị trường trong nước nước vẫn tiếp tục phát triển, trở thành chỗ dựa tin cậy cho hàng hóa Việt Nam.
Hàng hóa được cung ứng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 12 tháng năm 2012 ước đạt hơn 2.324 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.
Lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức năng tích cực thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đã kiểm tra trên 177.200 trường hợp, xử lý gần 87.140 vụ vi phạm về buôn bán hàng lậu, hàng cấm; hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ và kinh doanh trái phép…
Cũng trong năm 2012, hoạt động xuất khẩu đạt kết quả khá, tăng trưởng cả về quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2012 ước đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, vượt chỉ tiêu đề ra (13%). Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2012 ước đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2011.
Do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nhập khẩu nên cán cân thương mại năm 2012 đã nghiêng về xuất siêu, ước xuất siêu cả năm là 284 triệu USD, bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu.
Về tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế, năm 2012 tiếp tục là một năm hội nhập kinh tế quốc tế sôi động. Bộ Công Thương đã cùng với các Bộ, ngành đã tích cực tham gia các sự kiện quốc tế quan trọng, các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA), tăng cường hợp tác trong khối ASEAN, APEC, WTO và các tổ chức quốc tế khác.
Ngoài ra, công tác đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp; đầu tư… trong ngành công thương cũng tiếp tục có những chuyển biến và đạt kết quả tích cực.
Mục tiêu của ngành công thương đề ra trong năm 2013 là giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 6,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 126,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012; tổng kim ngạch nhập khẩu dự kiến đạt khoảng 136 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2012. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 8%...
Để đạt được các mục tiêu trên, năm 2013, ngành công thương sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh…
Ngành cũng đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu, không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được; tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động thương mại biên giới; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường.
Về phát triển thị trường trong nước, nhiều biện pháp được thực hiện để đảm bảo cung-cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là trong các dịp lễ, Tết; thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với điện, than, xăng dầu… theo lộ trình phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát; tăng cường quản lý thị trường, giá cả, chống đầu cơ, buôn lậu; thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về giá cả, thị trường;…
Mục tiêu dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2013 ước đạt khoảng 2.742.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012. Tiếp tục thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế trên tất cả các bình diện song phương, khu vực và đa phương.
(Theo TTXVN)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh