Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 14/02/2011 - 23:26
(Thanh tra)- Hiện nay ASEAN đã ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước trên thế giới, về cơ bản đã đem lại mối quan hệ có lợi cho các bên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) trong nước vẫn chưa thực sự quan tâm tận dụng những cơ hội này để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tăng áp lực cạnh tranh
Cho đến nay Việt Nam đã ký FTA với các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Di-lân và Ấn Độ. Theo các FTA này, 94% kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Nhật Bản đã được miễn thuế từ năm 2009, gần 100% hàng XK sang ASEAN không phải chịu thuế từ năm 2010. Với Ôtrâylia và Niu Di-lân tỷ lệ tương ứng là 96,4% và 85%. Đến năm 2018, 100% hàng XK của Việt Nam sang Ôtrâylia và Niu Di-lân sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Với Ấn Độ, từ năm 2010, 75% số dòng thuế đã về 0% và tới năm 2016 sẽ nâng lên thành 90% số dòng thuế. Như vậy, đa số các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như: Nông sản, rau quả, dệt may, giày dép, điện tử sẽ có cơ hội gia tăng XK trên các thị trường.
Thế nhưng, có một thực tế là, trong năm qua các DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng những cơ hội thuận lợi. Tỷ lệ hàng hóa sang các nước ASEAN được hưởng ưu đãi thuế mới đạt khoảng 12%. Với Trung Quốc, tỷ lệ này là 22%. Tốc độ tăng trưởng XK tương đối thấp so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Theo các chuyên gia kinh tế, trong năm 2010, tác động của các FTA ở nước ta chưa lớn, vì một số mặt hàng nhạy cảm và một số mặt hàng có mức thuế cao vẫn chưa giảm xuống từ 0 - 5%. Trong khi đó, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN chấp nhận Việt Nam XK sang các nước này với mức thuế từ 0 - 5%. Trong trường hợp này, nhẽ ra các DN trong nước phải nắm lấy cơ hội đẩy mạnh XK. Đến năm 2015, khi các bên đều bình đẳng thuế, chắc chắn sức ép cạnh tranh sẽ rất lớn đối với DN Việt Nam.
Hiện nay, trong các FTA, thỏa thuận có ảnh hưởng lớn nhất đối với các DN Việt Nam là FTA giữa ASEAN với Trung Quốc. Các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc có vị trí địa lý gần, nên chi phí vận tải thấp; khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, sức ép cạnh tranh ở khu vực này rất lớn. Do vậy, DN Việt Nam muốn chiến thắng trên thương trường thế giới, trước hết phải chiến thắng trên thương trường khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.
Tạo môi trường chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các hiệp định FTA đều hướng tới tăng cường quan hệ thương mại tự do và bình đẳng giữa các quốc gia. Vì vậy, việc xóa bỏ rào cản trong thương mại mang ý nghĩa chiến lược, có thể làm thay đổi bản chất nền kinh tế, làm tăng sức cạnh tranh của DN. Điều này đòi hỏi trước hết các nhà quản lý nhìn trước sự vận động và tạo ra môi trường giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất của DN diễn ra thuận lợi hơn, với chi phí thấp hơn. Đó là chưa nói đến các FTA thế hệ mới, bên cạnh việc xóa bỏ rào cản trong thương mại và đầu tư, còn hướng đến việc minh bạch hóa và tạo môi trường chính sách ổn định, nhất quán, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ môi trường và những quyền lợi cơ bản của người lao động. Các FTA loại này đặt ra những thách thức nhất định cho việc thực thi, nhất là với các nước đang phát triển ở trình độ thấp như Việt Nam.
Đối với DN, để nâng cao năng lực cạnh tranh, theo các chuyên gia, có thể bằng nhiều cách, nhưng trong điều kiện cạnh tranh với 6 nước trong khối ASEAN có công nghệ sản xuất cao hơn và Trung Quốc với giá rẻ, cần chọn đúng chiến lược cạnh tranh, phân loại thị trường. Cạnh tranh bằng giá rẻ không phải là chiến lược của Việt Nam. Một bài học kinh điển nhưng cũng rất thời sự mà DN Việt Nam cần phải làm là tạo ra sự khác biệt, vì trên thị trường ngoài chất lượng và giá cả, sự khác biệt đóng vai trò rất quan trọng.
Ngoài vấn đề cạnh tranh, còn có vấn đề hợp tác để hình thành các chuỗi giá trị trong các nước khối ASEAN, hình thành các liên kết công nghiệp. Hiện, đã có một số hiệp hội, DN đi những bước đầu tiên trong việc liên kết sản xuất giữa các nước trong khối ASEAN để thâm nhập thị trường các nước. Bên cạnh tận dụng cơ hội, cũng phải hợp tác để tạo ra những biện pháp phòng vệ thương mại, những rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật. Hàng hóa Việt Nam phải vươn lên đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, ngăn chặn hàng giá rẻ chất lượng thấp.
Hà Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh