Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sẽ mãi làm thuê giá rẻ?

Thứ năm, 22/09/2011 - 09:47

Sản xuất máy tính, linh kiện điện tử tại Việt Nam đang có sức bật tốt và trở thành tâm điểm thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn, Cty lớn trên thế giới. Song ngoài việc tận dụng những lợi thế được ưu đãi về giá thuê đất, nguồn nhân lực rẻ, thì hầu hết các dự án đều không được chuyển giao công nghệ, giá trị gia tăng thấp, hiện vẫn chỉ dừng ở lắp ráp và gia công.

Dù có nhiều ưu đãi, nhưng sản xuất thiết bị điện tử ở VN chủ yếu là lắp ráp. Ảnh: Kỳ Anh

Giá trị gia tăng không quá 17%

8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu (XK) mặt hàng máy tính và linh kiện điện tử cả nước đạt khoảng 2,4 tỉ USD. Lĩnh vực này hiện đứng thứ năm trong số những mặt hàng có kim ngạch XK cao, đã có thị trường XK sang 50 nước và vùng lãnh thổ, trong đó, các thị trường chủ đạo là Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Á, ASEAN, Mỹ và Châu Âu.

Việt Nam cũng trở thành một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư với sự hiện diện của nhiều tập đoàn kinh tế lớn thế giới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ cao. Với lợi thế được Chính phủ tạo nhiều ưu đãi vào công nghệ cao, công nghệ nguồn, đồng thời VN hiện có quỹ đất lớn với nhiều vị trí đẹp, thuận lợi cho sản xuất điện tử và giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, các DN lại chủ yếu dựa vào ưu đãi, chỉ sử dụng đất đai và lao động tại VN là chính. Việc nội địa hóa nguyên vật liệu tại chỗ không đáng kể, vì vậy, phần lớn thiết bị, linh phụ kiện phục vụ XK đều phải NK. Chỉ tính trong 8 tháng, XK đạt 2,4 tỉ USD giá trị kim ngạch, thì cũng thời gian này, kim ngạch NK (kể cả linh kiện điện tử và máy tính) lên tới 3,9- 4 tỉ USD.

Thông tin từ tờ Nihon Keizai (Nhật Bản) cho biết: Tập đoàn Kyocera sẽ đầu tư khoảng 30 tỉ yen (tương đương 367 triệu USD) vào VN để xây dựng một nhà máy linh kiện điện tử và thiết bị viễn thông. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích đất khoảng 400.000m2 ở ngoại ô Hà Nội, với quy mô “ngang ngửa” với cơ sở sản xuất lớn nhất tại hải ngoại của Kyocera (được đặt ở Trung Quốc). Việc sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2012. Sản phẩm chủ yếu XK sang các thị trường Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.


Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), hiện tại giá trị gia tăng trong sản phẩm điện tử chỉ chiếm chưa đến 17%. Riêng năm 2010, XK điện tử đạt 3,4 tỉ USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ từ 5-10%.

Làm gì để thoát phận làm thuê?

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử VN: “Thực trạng trên là do cả một thời gian dài, việc sản xuất các loại phụ tùng, linh kiện trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN lắp ráp hàng điện tử, CNTT, nên buộc các DN phải NK từ nước ngoài. Đến nay, ở VN, chưa có DN trong nước nào, kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hoặc dự kiến sẽ sản xuất được phụ tùng linh kiện máy tính. Vì vậy, vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào linh kiện NK”.

Thực tế này dẫn đến tình trạng DN gặp khó trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nguyên chiếc nhập từ Trung Quốc và các nước ASEAN. Các DN sản xuất lắp ráp máy tính đang phải chịu bất lợi về chênh lệch mức thuế NK giữa bộ phận, linh kiện điện tử, máy tính và sản phẩm nguyên chiếc thuộc biểu thuế ưu đãi và biểu thuế ACFTA. Theo lộ trình CEFT/AFTA mà VN đang thực hiện, từ năm 2008-2013, VN phải cắt giảm các dòng thuế NK của điện tử từ 0-5%, đến năm 2015 thuế NK tất cả về 0%. Lộ trình ACFTA từ 2009-2011, cắt giảm thuế NK sản phẩm nguyên chiếc từ 20-10% và linh kiện thấp hơn thuế NK ưu đãi ít nhất 3-5%.

Với mức chênh lệch giữa sản xuất lắp ráp trong nước với thuế NK sản phẩm nguyên chiếc từ các nước ASEAN không lớn (các nhà lắp ráp máy tính VN đang phải chịu mức thuế NK linh kiện máy tính để bàn và xách tay 3%) thì các DN FDI đều chuyển từ hình thức liên doanh sang 100% vốn sở hữu và chuyển từ sản xuất sang NK và phân phối sản phẩm.

(Theo LĐO)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm