Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/06/2011 - 05:53
(Thanh tra)- Du lịch cộng đồng (DLCĐ), hướng phát triển giàu tiềm năng và thu hút lượng du lịch lớn trong và ngoài nước. Thế nhưng, nghịch lý ở chỗ người dân tại các địa điểm du lịch đó lại hầu như không được hưởng lợi gì từ chính mảnh đất mình đang sinh sống và thu hút khách du lịch đông đảo như thế.
Nhằm chú trọng đến đời sống dân bản địa khi phát triển loại hình du lịch này, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hợp tác với Việt Nam thực hiện dự án (D.A) “Hỗ trợ phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam qua du lịch di sản”. Đây là D.A lớn được thực hiện đến 2020 tại Việt Nam nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng, cải thiện đời sống của người dân nông thôn, đồng bào vùng sâu, vùng xa.
Từ nay đến năm 2014, JICA và Tổng cục Du lịch đã chọn 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam là Đường Lâm (Hà Nội), Phước Tích (Thừa Thiên - Huế), Đông Hiệp Hòa (Tiền Giang) để triển khai D.A. Ông Ando Katsuhiro, chuyên gia phát triển du lịch của JICA nhận xét: “Ở Việt Nam, các Cty du lịch đổ dồn vào khai thác DLCĐ, du lịch văn hóa ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhưng người dân bản địa hầu như không được hưởng lợi gì”. Đơn cử vùng Tây Bắc, với homestay (hình thức du lịch cư trú tại nhà của người dân địa phương) khách du lịch sẽ được tự khám phá những nét đẹp còn giữ nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa. Về phía người dân địa phương cũng có thu nhập kha khá khi được Cty du lịch trả thêm một phần phụ phí sinh hoạt, ăn uống khi có khách đến ở. Nhưng, số hộ hưởng lợi từ những dịch vụ này không nhiều. Các địa điểm DLCĐ khác trong cả nước cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự.
Những năm trở lại đây, cùng với việc thu hút được nhiều khách du lịch cả trong nước và nước ngoài, DLCĐ phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, kéo theo đó là không ít mặt trái. Các vùng, địa danh này đã không còn là địa điểm du lịch theo đúng nghĩa homestay. Tất cả đều là sản phẩm du lịch, không còn giữ được nhiều nét văn hóa dân tộc truyền thống, khi du lịch đã trở nên chuyên nghiệp hóa. “Có tìm đỏ mắt cũng không thấy chợ tình Sapa truyền thống xưa kia nữa… Cần có những biện pháp bảo vệ nền văn hóa truyền thống, tránh làm mai một đi những nét văn hóa mà không dễ dàng có thể tìm lại”, một chuyên gia về du lịch cảnh báo.
Trước thực trạng chung đó, D.A “Hỗ trợ phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam qua du lịch di sản” hướng đến bảo lưu những vốn văn hóa cổ truyền đặc sắc và chú trọng hàng đầu đến lợi ích của cư dân bản xứ, nhằm giúp họ ý thức bảo tồn giá trị bản sắc vốn có, không phá vỡ tổng thể di sản nguyên vẹn. D.A được triển khai với 3 địa điểm ở cả 3 miền, những điểm đến đã có sẵn các yếu tố văn hóa, di sản, cộng đồng dân cư ổn định. D.A sẽ tập trung vào việc bảo tồn di sản và phát huy các tài nguyên du lịch. Ở những làng cổ này, các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, mỹ thuật thủ công, âm nhạc, lễ hội, đời sống cộng đồng sẽ là yếu tố chính để phát triển du lịch. Trong một số loại hình du lịch bắt buộc có cộng đồng tham gia mới hình thành phát triển như du lịch sinh thái, du lịch bền vững... là những nơi có nhiều tài nguyên hoang dã, còn nguyên trạng đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nhưng tại các khu vực này thường các điều kiện giao thông không thuận lợi nên rất khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ của các Cty du lịch. Vì vậy, khách du lịch và các nhà kinh doanh thường dựa vào cộng đồng dân cư tại các làng, bản, thôn... nâng cao hơn nữa tác động hữu ích của DLCĐ, đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho người dân địa phương.
Các chuyên gia cho rằng, nếu không có nhân dân và các doanh nghiệp cùng tham gia, chính quyền làm thật nhiều lễ hội cũng không dễ đạt được mục đích. DLCĐ đúng nghĩa. Vì thế, phải biết lấy các sinh hoạt cộng đồng đậm nét văn hóa dân gian làm chất liệu chính để xây dựng sản phẩm lâu dài, xây dựng các tour phong phú. Việc công nhận các tuyến, các điểm du lịch đã tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ xây dựng tour du lịch và sản phẩm du lịch giới thiệu, quảng bá tới du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm đến mời gọi các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội và tiềm năng về lĩnh vực du lịch của địa phương.
Tuy nhiên, du lịch sinh thái và DLCĐ một cách bài bản còn khá mới đối với người dân ở 3 địa điểm lựa chọn triển khai D.A. Vì thế, trong quá trình phát triển vẫn phải đối mặt, giải quyết mâu thuẫn giữa giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc với nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Nghề truyền thống hầu hết đã bị thất truyền do sự xâm nhập của hàng hóa được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, nên việc khôi phục làng nghề truyền thống để sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch không dễ. Mặt khác, khâu huy động sự tham gia của cộng đồng cần phải có một chiến lược tổ chức, quản lý thích hợp... vẫn đang là bài toán chưa thể giải ngay.
Mai Châu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.
Nhật Vượng
17:32 12/12/2024(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Nhật Vượng
N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật