Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phương án lãi suất trong kiềm chế lạm phát

Thứ hai, 12/09/2011 - 10:37

(Thanh tra) - Theo thống kê, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/8/2011 ước tăng 3,04% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VNĐ tăng 3,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,81%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 8,44%.

Các ngân hàng đều phải điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với thực tế lạm phát

Trong tháng 8, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VNĐ tương đối ổn định. Với nhiều biện pháp quyết liệt, hệ thống ngân hàng tiếp tục thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, lãi suất huy động VNĐ hiện nay ở mức chênh lệch lớn cao hơn so mặt bằng lãi suất huy động USD. Tỷ giá tương đối ổn định và tiếp tục duy trì sự ổn định đến cuối năm, đảm bảo cho người gửi VNĐ có mức lãi suất cao trong tương quan với USD.

Đây cũng là giải pháp củng cố nâng cao vị thế tiền Việt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn, lợi ích của người gửi tiền tiết kiệm VNĐ.

Nói về tỷ lệ lãi suất cho vay thời gian tới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định, mặt bằng lãi suất đang và sẽ hạ là theo diễn biến lạm phát đang có xu hướng giảm. Cung - cầu vốn của nền kinh tế cho thấy, nếu cứ để mức lãi suất cao ngân hàng thương mại cũng không cho vay ra được.

Như vậy, giảm lãi suất là đòi hỏi của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại. Với các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra nhất định trong thời gian tới sẽ có chuyển biến tích cực trong mặt bằng lãi suất nhưng vẫn trên bình diện là chống lạm phát và hai điều này không có gì mâu thuẫn với nhau.

Hiện nay mức lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16 - 21%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18 - 22%/năm.

Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã có những chương trình tín dụng với mức lãi suất ưu đãi từ 17 - 18%/năm dành cho các đối tượng ưu tiên như: Kinh tế nông nghiệp, DN vừa và nhỏ, DN xuất khẩu.

Từ 06/9 Ngân hàng VN Thịnh Vượng (VPBank) bắt đầu triển khai chương trình cho vay với lãi suất 17 - 19%/năm, tổng hạn mức 3.000 tỷ đồng. Đối tượng được hưởng ưu đãi là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản, hoạt động trong lĩnh vực y tế và giáo dục.

Từ tháng 9, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) cũng triển khai chương trình ưu đãi vay vốn kinh doanh. Theo đó, hộ kinh doanh cá thể vay từ 300 triệu đồng sẽ được giảm 1%/năm lãi suất trong ba tháng đầu tiên tính từ ngày giải ngân.

Qua khảo sát thị trường, lãi suất cho vay VNĐ hiện nay phổ biến ở mức từ 20,5% - 22%/năm. Để kịp thời hỗ trợ sản xuất cho các DN, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp giảm dần mặt bằng lãi suất góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, trung tuần tháng 8/2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tiến hành 01 đợt giảm lãi suất cho vay VNĐ xuống dưới 20%/năm. Từ 06/9/2011, BIDV chính thức công bố điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 1,5% - 2,0%/năm so với mức lãi suất phổ biến trên thị trường.

Đối với cho vay, BIDV đã xây dựng và nhất quán điều hành kiểm soát tăng trưởng tín dụng không quá 19% so cuối năm 2010, tuân thủ chấp hành các qui định về điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Về lãi suất cho vay VNĐ, từ 06/9/2011, BIDV cũng giảm lãi suất cho vay sản xuất, ngắn hạn không quá 18,0%/năm, trung dài hạn không quá 19,0%/năm. Về lãi suất cho vay ngoại tệ, BIDV tiếp tục giữ mức lãi suất cho vay ngoại tệ ở mức cao, khoảng 6,0% - 7,0%/năm.

Ngoài ra, BIDV dành 10.000 tỷ VNĐ cho vay ngắn hạn cho các khách hàng hoạt động các lĩnh vực thu mua nông thuỷ sản xuất khẩu, công nghiệp nông nghiệp, các DN nhỏ và vừa, sử dụng dịch vụ khép kín tại BIDV, với lãi suất ưu đãi từ 15,0% - 17,5%năm.


Anh Quỳnh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.

Nhật Vượng

17:32 12/12/2024
Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm