Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/02/2012 - 09:48
(Thanh tra)- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang xây dựng và hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, xây dựng ngành Nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước; đồng thời, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Cây lúa vẫn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong nhiều năm tới.
Phát triển các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh
Theo định hướng của Đề án, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh và có thị trường như nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra, tôm, nhuyễn thể, cùng với chăn nuôi gia cầm, bò sữa. Đồng thời, ưu tiên phát triển rừng kinh tế và các dịch vụ môi trường rừng và phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy - sản, nâng cao giá trị gia tăng trong lĩnh vực thương mại.
Cụ thể: Với ngành Trồng trọt, cây lúa sẽ là nhóm cây có lợi thế cạnh tranh và còn dư địa tăng giá trị gia tăng lớn. Bởi vậy, cần duy trì, bảo vệ 3,8 triệu ha đất trồng lúa, bảo đảm đạt 46 triệu tấn thóc; tăng diện tích trồng lúa chất lượng cao từ 20% lên 35 - 40% vào năm 2020. Đặc biệt, quy hoạch vùng trồng lúa Thu Đông tại đồng bằng sông Cửu Long quy mô 600 - 700 ngàn ha gắn với nâng cấp hệ thống đê bao cho vùng. Bên cạnh đó, phải áp dụng cơ giới hóa và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cây lúa theo hướng bền vững, giảm tổn thất sau thu hoạch xuống còn 5 - 6%; cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu. Ngoài các loại cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, sắn thuộc nhóm có lợi thế cạnh tranh thì các loại rau, hoa, cây ăn quả cũng là nhóm có tiềm năng cần chuyển dịch cơ cấu hợp lý và dồn sức ưu tiên…
Bộ NN&PTNT cho rằng, thủy sản vẫn là lĩnh vực mũi nhọn phải tập trung đầu tư để tạo đột phá do tiềm năng và lợi thế về mặt nước, khí hậu. Trong đó, ưu tiên hàng đầu cho nuôi trồng thủy sản; phát triển cá tra, tôm, nhuyễn thể và các loại thủy sản có giá trị cao với các hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, theo các quy chuẩn quốc tế và áp dụng rộng rãi các quy trình thực hành nuôi tốt (GAP). Đặc biệt, cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác lợi thế vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Giải pháp hàng đầu là chuyển đổi cơ cấu đầu tư
Các chuyên gia cho rằng, đi liền với các định hướng về tái cơ cấu ngành thì giải pháp hàng đầu là phải chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo từng lĩnh vực. Ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; các dự án phòng, chống sâu bệnh, an toàn vệ sinh, thực phẩm. Đồng thời, tăng mạnh đầu tư hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản; xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, giám định dịch bệnh; đầu tư các dự án cảng cá, khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão…
Từ điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực ngành sẽ có hình thức, nguồn vốn cũng như nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư cho từng dự án, mục tiêu đầu tư ưu tiên.
Bên cạnh nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách hành chính thì việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp trong nước và phát triển các thành phần kinh tế cũng hết sức quan trọng, nhất là với các lâm trường quốc doanh.
Ngoài ra, phải rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất rừng, thu hồi diện tích sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, vượt khả năng quản lý của các lâm trường để giao lại cho chính quyền địa phương, cho tổ chức, cá nhân thuê sử dụng, quản lý một cách hiệu quả. Phát triển kinh tế hộ gia đình lên một bước theo hướng chuyên môn hóa, sản xuất quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách như: Rà soát quỹ đất để giao cho nông dân, đặc biệt là thực hiện đồng bộ các chính sách bảo vệ quỹ đất lúa; hỗ trợ phổ biến hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất tốt, công nghệ cao và hỗ trợ sản xuất có xác nhận.
Có ý kiến đề nghị tăng hạn mức và kéo dài kỳ hạn cho vay tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng đối tượng cây, con. Ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư sản xuất liên kết khép kín được vay vốn lãi suất ưu đãi và kỳ hạn trả nợ phù hợp. Đồng thời, áp dụng thuế suất xuất khẩu cao đối với loại nông, lâm, thủy sản thô như dăm gỗ, cà phê, hạt tiêu, mủ cao su… nhằm hạn chế xuất thô và khuyến khích đầu tư công nghiệp trong nước. Tiếp đó, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và các hoạt động nhằm nâng cao giá trị hàng hóa như xây dựng thương hiệu, khảo sát thị trường, thành lập trung tâm thương mại tại các thị trường trọng điểm.
Bài và ảnh: Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền