Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Hiếu
Thứ sáu, 21/01/2022 - 22:41
(Thanh tra) - Thông tin trên được các chuyên gia nhắc tới nhiều nhất tại Hội thảo Hướng tới phát triển bền vững ngành Mía đường Việt Nam do Tổ chức Forest Trends tổ chức sáng ngày 21/1 nhằm chia sẻ lợi ích có được từ cây mía để đưa ngành Mía đường Việt Nam phát triển bền vững.
Theo Tổ chức Forest Trends, diện tích trồng mía hiện tại khoảng 151.000 ha, sụt giảm gần gấp đôi so với năm 2017
Theo báo cáo của các nhà máy đường, vụ ép 2020 - 2021, sản lượng mía nguyên liệu tiêu thụ, đưa vào chế biến chỉ đạt 6.739.417 tấn mía (so với dự kiến đầu vụ là 7.498.060 tấn của các nhà máy đường).
Đây là vụ có sản lượng mía tiêu thụ, đưa vào chế biến thấp nhất trong 20 vụ gần đây, dẫn đến số lượng nhà máy hoạt động thấp nhất, chỉ còn 25 nhà máy hoạt động.
Trong khi đó, sau khi ngành Mía đường Việt Nam chính thức thực hiện cam kết trong Hiệp định ATIGA, lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN bắt đầu tăng lên đột biến. Lượng đường nhập khẩu năm 2020 tăng 338,3%, từ 362.577 tấn năm 2019 lên hơn 1,589 triệu tấn. Cũng bởi, khả năng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu đường sử dụng trong chế biến.
Theo Tổ chức Forest Trends, diện tích trồng mía hiện tại khoảng 151.000 ha, sụt giảm gần gấp đôi so với diện tích 2017, tương ứng sản lượng khoảng 7,66 triệu tấn mía với 126.000 nông hộ ở nhiều vùng trên cả nước.
Tuy nhiên, lượng cung trong nước hiện không đủ đáp ứng cầu tiêu dùng và được bù đắp bằng lượng đường nhập khẩu. Năng suất giảm từ 64,8 tấn/ha xuống còn 61,5 tấn/ha trong cùng giai đoạn. Sụt giảm cũng thể hiện trong khâu chế biến 38 nhà máy năm 2017 giảm còn 29 nhà máy hiện nay. Từ 2017 tới nay sản lượng đường giảm từ 1,24 triệu tấn xuống còn 0,77 triệu tấn, tương đương mức giảm 38%.
Cây mía chỉ có thể cạnh tranh về tiếp cận đất đai với cây ngô ở vùng núi phía Bắc. Còn ở tất cả các vùng khác, cây mía đều ở thế cạnh tranh yếu hơn các cây trồng khác. Nếu tình hình thị trường, giá đường, giá mía được cải thiện, thì ngoài vùng núi phía Bắc, cây mía có thể cạnh tranh được với cây ngô, sắn ở vùng miền Trung - Tây Nguyên và cây cao su ở vùng Đông Nam bộ trên cùng loại đất.
Ngoài ra, do giá đường thế giới và trong nước xuống thấp, các nhà máy đường hạ giá mua mía “đột ngột” từ gần 1 triệu đồng/tấn trong niên vụ 2016-2017 xuống chỉ còn trung bình 800.000 đồng/tấn trong niên vụ 2018-2019. Kết quả là từ niên vụ 2019-2020 nông dân giảm mạnh đầu tư, chăm sóc, khiến năng suất mía sụt giảm mạnh, kéo theo hiệu quả sản xuất đường giảm theo.
Tại Hội thảo Hướng tới phát triển bền vững ngành Mía đường Việt Nam do Tổ chức Forest Trends tổ chức sáng ngày 21/1, nhiều ý kiến tại hội thảo đã chỉ ra, nhà máy mía đường và nông dân cần có sự hợp tác đi kèm với sự minh bạch về giá cả, chất lượng mía cũng như chia sẻ lợi ích có được từ cây mía để đưa ngành Mía đường Việt Nam phát triển bền vững, tránh sự lệ thuộc vào nhập khẩu trong tương lai.
TS Nguyễn Vinh Quang, Tổ chức Forest Trends cho biết, theo số liệu điều tra về tổng chi phí sản xuất mía đường do Công ty Tư vấn LMC của Anh thực hiện tại 22 khu vực thuộc 8 quốc gia trồng mía trên thế giới từ vụ 2000/2001 đến vụ 2018/2019, Việt Nam có mức chi phí sản xuất 1 tấn đường cao hơn Philippines và Thái Lan, nhưng thấp hơn so với Indonesia và Trung Quốc.
Giai đoạn 2014/2015 - 2018/2019 (2 vụ), tổng chi phí sản xuất 1 tấn đường trắng ở Việt Nam cao hơn Philippines từ 43,3 - 105,6 USD, cao hơn Thái Lan từ 116,4 - 241,6 USD; nhưng thấp hơn Indonesia trung bình từ 17,8 - 121,4 USD và thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc từ 331,8 - 511,7 USD.
Xét ở khía cạnh cụ thể, tương tự như chi phí trên đồng ruộng và trong nhà máy, chi phí quản lý trong tổng chi phí sản xuất 1 tấn đường trắng ở Việt Nam cao hơn Philippines và Thái Lan, tương đương với Indonesia ở khu vực tư nhân, nhưng thấp hơn Indonesia ở khu vực nhà nước và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.
Chuyên gia của Tổ chức Forest Trends Tô Xuân Phúc cũng chỉ ra còn không ít điểm bất ổn trong tính bền vững chuỗi cung ngành Mía đường. Đó là các hình thức liên kết giữa người trồng mía và nhà máy đường đến nay hoàn toàn do đôi bên tự thoả thuận, thiếu tính ràng buộc pháp lý. Hộ trồng mía dễ dàng phá vỡ hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy đường mặc dù họ đã ký hợp đồng. Điều này xảy ra khi hộ nhận được lời chào mua mía với giá cao hơn từ nhà máy khác.
Cũng theo ông Phúc, lợi ích giữa các khâu trong chuỗi cung hiện đang mất cân đối nghiêm trọng, với người trồng mía có vai trò quan trọng nhưng lợi ích nhận được ít nhất. Mức lợi nhuận người trồng mía thu được hiện tại thấp hơn nhiều so với lợi nhuận mà người trồng mía tại các nước khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines thu được (ở mức 60-70%) khi họ tham gia chuỗi. Điều này không tạo được động lực cho người trồng mía tại Việt Nam tham gia sản xuất.
Ông Hồ Thành Biên, một nông dân trồng mía ở Tây Ninh cho biết, trong chuỗi sản xuất đường, nông dân là then chốt nhưng lợi ích nông dân được hưởng rất thấp. Người trồng mía luôn thiệt thòi, không biết thực sự giá trị sản phẩm được bao nhiêu vì các nhà máy không cho biết điều đó.
Cũng theo ông Biên, các nhà máy tính giá thu mua mía chỉ dựa theo giá đường. Sản phẩm sau đường được bao nhiêu thì các doanh nghiệp không công khai mà nông dân lại không biết được. Nếu các nhà máy cứ lấy lợi nhuận của mình đặt lên hàng đầu thì ngành Mía đường sẽ không thể phát triển bền vững.
Còn theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, mức độ cạnh tranh của ngành mía đường rất yếu. Nông dân và nhà máy bắt buộc phải có sự liên kết. Câu chuyện minh bạch trữ đường đã tồn tại 10 năm nay vẫn chưa được giải quyết. Nhà máy cần có sự quản lý sao cho minh bạch và việc này hoàn toàn có thể được giải quyết nếu áp dụng công nghệ.
Ông Thắng còn cho rằng, phụ phẩm giờ không còn là phế phẩm. Nhiều nhà máy đã có các sản phẩm ra nhiều sản phẩm từ phụ phẩm như điện, phân bón… Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phát huy.
Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bà Võ Thị Lý cũng cho rằng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cần có cơ chế để các hộ nông dân tham gia vào hiệp hội nhiều hơn để có sự chia sẻ thông tin cũng như hiểu nhau hơn. Về quy chuẩn mía đường, hiện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đang được giao sửa đổi. Dự thảo của quy chuẩn là sẽ thành lập những đơn vị độc lập để giám sát đánh giá về trữ đường để nông dân yên tâm cũng như minh oan được cho các doanh nghiệp hoạt động chân chính.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh