Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/04/2017 - 14:15
Theo ước tính, quy mô vàng có thể sản xuất trong các sản phẩm của mỏ Núi Pháo mỗi năm đạt khoảng 2.500 ounces, tương đương 2.075 lượng vàng.
Ảnh minh họa
Thông tin trên được ông Craig Bradshaw, phụ trách điều hành các hoạt động chính của Mỏ Núi Pháo chia sẻ trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của Công ty cổ phần Tài nguyên Masan - Masan Resources (Mã CK: MSR). Sản phẩm chứa vàng sẽ là sản phẩm được khai thác từ quy trình sản xuất thứ 5 đang được công ty triển khai trong thời gian tới, dự kiến sẽ bắt đầu từ cuối năm 2017 và đầu 2018.
Theo ban điều hành của mỏ Núi Pháo, vàng cũng là một trong số 5 kim loại chính có mặt trong mỏ, bên cạnh vonfram - có trữ lượng lớn nhất và một số kim loại khác. Năm 2016, Masan Resources đạt kỷ lục về sản lượng đối với tất cả các mặt hàng, trong đó sản lượng vonfram đã tăng hơn 26% so với năm trước. Doanh thu của công ty đạt gần 4.049 tỷ đồng, tăng trưởng 52% so với 2015 với lợi nhuận sau thuế hơn 115 tỷ đồng, tăng 37%.
Về kế hoạch năm 2017, theo đánh giá của ban điều hành, giá một số sản phẩm sẽ tốt hơn nhưng vẫn còn những rủi ro nhất định. Theo đó, công ty đặt kế hoạch doanh thu năm nay khoảng 5.380 - 5.600 tỷ đồng (tăng 33-38% so với thực hiện năm 2016), với lợi nhuận sau thuế khoảng 150 - 290 tỷ đồng (tăng 36-164%).
Những rủi ro về giá và diễn biến khó dự đoán trên thị trường hàng hóa cũng là lý do công ty tiếp tục giữ lại lợi nhuận của năm 2016 nhằm nâng cao nền tảng vốn và đầu tư vào các chương trình sáng kiến nâng cao sản lượng. Tính đến hết năm 2016, lợi nhuận chưa phân phối của công ty đạt gần 2.552 tỷ đồng.
Trao đổi với PV, ông Craig cho biết, dự kiến đến cuối 2017 tỷ lệ thu hồi từ quặng khai thác sẽ đạt 75% so với mức 65% của năm 2016. Mặc dù chi phí của quá trình này sẽ gia tăng, tuy nhiên Masan Resources sẽ cân bằng nhờ hiệu suất khai thác được cải thiện và giá bán các sản phẩm có chất lượng tốt sẽ tạo biên lợi nhuận cao hơn. Chỉ tính riêng vonfram, hiện mỏ Núi Pháo đã đưa ra thị trường 5 nhóm sản phẩm có chất lượng cao hơn so với quặng thô, với khoảng 30 loại khác nhau tùy theo yêu cầu của từng khách hàng.
The ông Chetan Prakash Baxi, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Masan Resources, hiện mỏ Núi Pháo đang chiếm thị phần 36% về cung cấp vonfram ngoài Trung Quốc. Việc đóng cửa thị trường từ quốc gia giữ thị phần cao nhất đối với tài nguyên này đã đưa nhiều khách hàng đến với Núi Pháo. Cũng nhờ vậy, giá thương thảo các hợp đồng trong năm 2017 cao hơn khoảng 20% so với năm trước.
Ban lãnh đạo công ty cũng đặt kỳ vọng sẽ nâng thị phần của mỏ Núi Pháo trên thị trường vonfram ngoài Trung Quốc lên khoảng 40% trong thời gian tới và đặt mục tiêu vốn hóa công ty đạt 3 tỷ USD vào năm 2020.
Theo Minh Sơn (VnExpress.net)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện, kết quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo nên giá trị thực tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, song cũng nhìn nhận rõ những vấn đề bộc lộ bất cập, cần tháo gỡ để chương trình thực sự bề vững.
Nhật Vượng
17:41 12/12/2024(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.
Nhật Vượng
17:32 12/12/2024CB
12:33 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Nhật Vượng
Nhật Vượng
N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh